(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Quế Võ 1,Bắc Ninh có đáp án

  • 509 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (gặp ở động vật đơn bào): tiêu hóa nội bào

- Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa (gặp ở ruột khoang và giun dẹp): tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào

- Hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa (gặp ở động vật chưa có xương sống và động vật có xương sống): tiêu hóa ngoại bào

Cách giải:

A, B → S: vì động vật có ống tiêu hóa chỉ tiêu hóa ngoại bào

C → Đ: Các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa → tiêu hóa theo hình thức ngoại bào

D → S: vì không phải tất cả thú ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn, ví dụ như Ngựa

Chọn C.


Câu 2:

Khi nói về hô hấp của thực vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Quan sát sơ đồ hô hấp ở thực vật sau:

Khi nói về hô hấp của thực vật, phát biểu nào dưới đây không đúng? (ảnh 1)

Cách giải:

A → Đ: Hô hấp hiếu khí cần có O2 làm chất nhận e cuối cùng. Nếu không có O2, thực vật sẽ tiến hành hô hấp

kỵ khí

B → Đ: Hô hấp hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình krep và chuỗi truyền e

C → S: Hô hấp sáng ở thực vật C3 không tạo ra ATP

D → Đ: Hô hấp kỵ khí tạo 2ATP ở giai đoạn đường phân

Chọn C.


Câu 3:

Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Phương pháp:

Trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí có ở côn trùng

Cách giải:

Châu chấu thuộc lớp côn trùng → trao đổi khí bằng hệ thống ống khí

Chọn A.


Câu 4:

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Cố định đạm (cố định nitơ) cần có enzyme nitrogenaza

Cách giải:

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim nitrogenaza

Chọn A.


Câu 5:

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Đột biến số lượng NST gồm: Đột biến lệch bội và đột biến đa bội

Cách giải:

A → S: Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide, không làm thay đổi số lượng NST

B → Đ: Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n

C,D → S: Đột biến đảo đoạn và đột biến lặp đoạn NST thuộc đột biến cấu trúc NST

Chọn B.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận