30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 19)

  • 30258 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Trong điều kiện không xảy ra đột biến:

1. Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.

2. Cặp NST giới tính ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen.

3. Cặp NST giới tính chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng.

4. Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú.

5. Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.

Số kết luận đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

1.Sai nếu như giới cái có bộ NST XO thì cặp NST giới tính không thể tồn tại thành cặp tương đồng.

2.Đúng vì trên vùng tương đồng cặp NST giới tính tương tự như NST thường nên trên vùng tương đồng NST cũng tồn tại thành từng cặp alen.

3.Sai vì gen quy định tính trạng thường có thể nằm trên cả vùng tương đồng và vùng không tương đồng nên xảy ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.

4.Sai NST Y chỉ có ở giới đực thuộc động vật có vú nên sẽ không được truyền cho giới cái.

5.Đúng.

Vậy có 2 ý đúng.

STUDY TIP

-Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình.

-Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo.

+ Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.

+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới.


Câu 3:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa ® Chuột đồng ® Rắn hổ mang ® Diều hâu

Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây

Xem đáp án

Chọn đáp án C

A sai vì chuột đồng là sinh vật tiêu thụ bậc 1 đồng thời là bậc dinh dưỡng bậc 2.

B sai vì năng lượng tích lũy trong quần thể lúa mới là cao nhất.

C đúng vì khi giảm số lượng diều hâu thì số lượng rắn sẽ tăng nên khiến số lượng chuột đồng giảm.

D sai vì rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 2.


Câu 4:

Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.

Xét các khẳng định sau đây:

1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.

2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.

4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.

5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.

6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi nhìn vào hình chúng ta thấy:

- Số lượng NST ở tế bào 1 nhiều hơn tế bào 2.

- Các NST kép (2n) ở tế bào 1 xếp thành 2 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào 1 đang thực hiện phân bào ở giai đoạn kì giữa giảm phân I.

- Các NST kép (n) ở tế bào 2 xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào này đang trải qua quá trình kì giữa giảm phân 2.

1. đúng vì sau giảm phân I tế bào 1 có thể tạo ra các loại tế bào AABB, aabb. Còn sau giảm phân 2 tế bào 2 chỉ tạo ra loại tế bào aB.

2. sai vì tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.

3. sai vì giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB, ab.

4. đúng vì với tế bào 1 sau hai lần giảm phân sẽ tạo ra các tế bào con mang n NST và tế bào 2 sau 1 lần giảm phân sẽ tạo ra tế bào con mang bộ NST n.

5. đúng vì khi đó có thể tạo ra các giao tử aaB, GB.

6. sai vì nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và O


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

4.5

Đánh giá trung bình

83%

0%

17%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Lê Dũng

3 năm trước

Linh Ryes

L

3 năm trước

Lê Nhất Phàm

T

3 năm trước

Thanh Ngọc

2 năm trước

Nguyễn Khánh Lê

D

2 năm trước

Dương Hoàng Nguyễn Quốc Thuận

Bình luận


Bình luận