Câu hỏi:
03/03/2020 415Cho nội dung sau về HIV-AIDS:
(1) HIV- AIDS là bệnh do virút gây ra.
(2) HIV- AIDS có ba con đường lan truyền: đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con.
(3) HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường máu.
(4) Bệnh HIV có 2 giai đoạn : sơ nhiễm (thời kì cửa sổ) và giai đoạn AIDS.
(5) Người bị HIV thường chết do virút HIV làm mất sức đề kháng, sụt cân, sốt, lở loét toàn thân.
(6) Hiện nay, HIV đã trở thành căn bệnh thế kỉ chưa có thuốc đặc trị và đang đe dọa tính mạng nhân loại.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án B
(1) Đúng.
(2) Đúng
(3) Sai, HIV lây lan nhanh chóng khắp thế giới nhờ đường tình dục.
(4) Sai, bệnh HIV có 4 giai đoạn: sơ nhiễm, nhiễm HIV không triệu chứng, cận AIDS và AIDS.
(5) Sai, người bị HIV thường chết do bị các vi sinh vật khác tấn công do suy giảm miễn dịch.
(6) Đúng.
Một số thông tin về HIV-AIDS:
Bệnh AIDS được gây nên bởi virus HIV.
Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người.
Trong tương lai không xa HIV có thể chữa được.
STUDY TIP
Hạt virut gồm hai phân tử ARN, các protein cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp ADN trên khuôn ARN. Sau đó, nhờ enzim này từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử ADN mạch kép được tạo ra sẽ xen vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen. Từ đây, ADN virut nhân đôi cùng với hệ gen của người
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong vườn cây có múi, loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì kiến đỏ đuổi được loài kiến hôi, đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Cho các nhận định sau:
1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi là cạnh tranh khác loài.
2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi là hội sinh.
3. Sinh vật ăn thịt đầu bảng trong ví dụ trên là kiến đỏ nếu ta xây dựng một lưới thức ăn.
4. Nếu xây dựng một lưới thức ăn thì sẽ có 3 loài là thức ăn của kiến đỏ.
Những nhận định sai là:
Câu 2:
Trong điều kiện không xảy ra đột biến:
1. Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
2. Cặp NST giới tính ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen.
3. Cặp NST giới tính chứa gen quy định tính trạng thường ở vùng không tương đồng.
4. Gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái ở động vật có vú.
5. Ở người gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.
Số kết luận đúng:
Câu 3:
Đồ thị đưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canađa, nhận định nào không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này
Câu 4:
Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.
Xét các khẳng định sau đây:
1. Sau khi kết thúc phân bào, số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số loại tế bào con sinh ra từ tế bào 2.
2. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
3. Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.
4. Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.
5. Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.
6. Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
Câu 5:
Biểu đồ dưới đâu ghi lại sự biến động hàm lượng glucôzơ trong máu của một người khỏe mạnh bình thường trong vòng 5 giờ:
Từ biểu đồ trên, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucôzơ xấp xỉ 1 mg/ml.
II. Glucagôn được giải phóng ở các thời điểm A và C.
III. Người này ăn cơm xong vào thời điểm D.
IV. Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E.
Câu 6:
Cho các loài sinh vật sau:
(1) Cây bàng.
(2) Cây cọ.
(3) Vi khuẩn phi lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(4) Vi khuẩn màu tía, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(5) Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn hóa tự dưỡng.
(6) Vi khuẩn lam, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
Có bao nhiêu loài sinh vật đóng vai trò là sinh vật tự dưỡng trong quần xã?
Câu 7:
Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã vận chuyển tương ứng các acid amin như sau:
Bộ ba đối mã AGA: vận chuyển acid amin xerin
Bộ ba đối mã GGG: vận chuyển acid amin prolin
Bộ ba đối mã AXX: vận chuyển acid amin tryptophan
Bộ ba đối mã AXA: vận chuyển acid amin cystein
Bộ ba đối mã AUA: vận chuyển acid amin tyrosine
Bộ ba đối mã AAX: vận chuyển acid amin leucin
Trong quá trình tổng hợp một phân tử protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 xerin, 70 prolin, 80 tryptophan, 90 cystein, 100 tyrosin và 105 leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!