Câu hỏi:

15/02/2025 34

Cho hình thang \(ABCD\) có hai đáy \(AB\)\(CD\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(CD\), \(E\) là giao điểm của \(MA\)\(BD\), \(F\) là giao điểm của \(MB\)\(AC\). Đường thẳng \(EF\) cắt \(AD,BC\) lần lượt tại \(H\)\(N\). Biết \(AB = 7,5{\rm{ cm}}\), \(CD = 12{\rm{ cm}}\).

 a) \(\frac{{AE}}{{EM}} = \frac{{AB}}{{DM}}.\)

 b) \(\frac{{BF}}{{FM}} = \frac{{AB}}{{MC}}.\)

 c) \(HE = EF = FN\).

 d) \(\frac{{HE}}{{DM}} = \frac{{AE}}{{AM}} = \frac{9}{5}\).

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: a) Đ     b) Đ         c) Đ         d) S

Cho hình thang \(ABCD\) có hai đáy \(AB\) và \(CD\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(CD\), \(E\) là giao điểm (ảnh 1)

a) Vì \(ABCD\) là hình thang có hai đáy \(AB\)\(CD\) nên \(AB\parallel CD\).

\(AB\parallel DM\) (do \(AB\parallel CD\)) nên theo hệ quả của định lí Thalès ta có \(\frac{{AE}}{{EM}} = \frac{{AB}}{{DM}}.\) (1)

b) Vì \(AB\parallel MC\) (do \(AB\parallel CD\)) nên theo hệ quả định lí Thalès ta có \(\frac{{BF}}{{FM}} = \frac{{AB}}{{MC}}.\) (2)

Lại có \(M\) là trung điểm của \(CD\) nên \(MD = MC\) (3)

Từ (1), (2), (3) ta có \(\frac{{AE}}{{EM}} = \frac{{BF}}{{FM}}\), theo định lí Thalès đảo ta có \(AB\parallel EF\).

c) Xét \(\Delta ADM\)\(HE\parallel DM\) nên theo hệ quả của định lí Thalès ta có: \(\frac{{HE}}{{DM}} = \frac{{AE}}{{AM}}.\)

Xét \(\Delta AMC\)\(FE\parallel MC\), theo hệ quả của định lí Thalès ta có \(\frac{{FE}}{{CM}} = \frac{{AE}}{{AM}}.\)

Do đó, \(\frac{{FE}}{{CM}} = \frac{{HE}}{{DM}}\), mà \(DM = MC\) nên \(HE = EF\).

Xét \(\Delta BMC\)\(FN\parallel MC\) nên \(\frac{{FN}}{{CM}} = \frac{{BF}}{{FM}}\).

\(\frac{{AE}}{{EM}} = \frac{{BF}}{{FM}}\) nên \(\frac{{FN}}{{CM}} = \frac{{AE}}{{EM}}\) hay \(\frac{{FN}}{{CM}} = \frac{{AE}}{{AM}}\).

Suy ra \(\frac{{FN}}{{CM}} = \frac{{FE}}{{CM}}\) suy ra \(FN = EF\).

Vậy \(HE = EF = FN\).

d) Vì \(M\) là trung điểm của \(CD\) nên \(MD = MC = \frac{1}{2}CD = \frac{1}{2}.12 = 6{\rm{ cm}}\).

Theo câu a) ta có: \(\frac{{AE}}{{EM}} = \frac{{AB}}{{DM}} = \frac{{7,5}}{6} = \frac{5}{4}\).

Suy ra \(\frac{{AE}}{5} = \frac{{EM}}{4}.\)

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\(\frac{{AE}}{5} = \frac{{EM}}{4} = \frac{{AE + EM}}{{5 + 4}} = \frac{{AM}}{9}\).

Do đó, \(\frac{{AE}}{{AM}} = \frac{5}{9}.\)

Mà theo câu c) \(\frac{{HE}}{{DM}} = \frac{{AE}}{{AM}} = \frac{5}{9}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đường thẳng \(y = - 3x - 2022\) tạo với trục \(Ox\) một góc như thế nào?

Xem đáp án » 15/02/2025 62

Câu 2:

Cho hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + 2\) có đồ thị là đường thẳng \(\left( d \right)\).

a) Xác định \(m\) để đường thẳng đi qua điểm \(A\left( { - 1;1} \right).\)

b) Với \(m\) vừa tìm được ở câu a) hãy tìm phương trình đường thẳng \(\left( {d'} \right)\) song song với đường thẳng \(\left( d \right)\)\(\left( {d'} \right)\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(3\).

Xem đáp án » 15/02/2025 42

Câu 3:

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\)\(AB = 8{\rm{ cm,}}\) \(AC = 6{\rm{ cm}}\). Có \(M,N\) là trung điểm của \(AB,AC\).

a) Tính độ dài \(BC,MN\).

b) Vẽ phân giác \(AD\) với \(D \in BC\). Tính độ dài \(BD\).

c) Chứng minh rằng \(BD.AN = AM.DC.\)

Xem đáp án » 15/02/2025 40

Câu 4:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

Xem đáp án » 15/02/2025 38

Câu 5:

Đồ thị hàm số \(y = ax{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng luôn đi qua

Xem đáp án » 15/02/2025 31

Câu 6:

Đưa phương trình \(5x - \left( {6 - x} \right) = 12\) về dạng \(ax + b = 0\) ta được

Xem đáp án » 15/02/2025 27

Bình luận


Bình luận