Câu hỏi:
17/02/2025 157Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sớm tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc 2 bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác sĩ già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa. Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng có vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp.
(Bài của học sinh)
Hồ Tam Bạc được mô tả như thế nào trong đoạn văn?
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Như một chiếc gương khổng lồ.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết trong bài: “Sớm tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn.”
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Mặt trăng buổi tối được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
Lời giải của GV VietJack
B. Đang lang thang dạo chơi.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết trong bài: “ Mặt trăng muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao.”
Câu 3:
Làn gió buổi sớm chớm hè được miêu tả như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Se se, man mát.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết trong bài: “Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc.”
Câu 4:
Bác sĩ già được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
Lời giải của GV VietJack
D. Bác có chòm dâu dài, vẻ trầm ngâm.
Hướng dẫn giải:
Chú ý chi tiết trong bài: “Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác sĩ già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm.”
Câu 5:
Câu văn nào sau đây trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp so sánh?
Lời giải của GV VietJack
B. Hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ.
Hướng dẫn giải:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 6:
Câu văn nào sau đây trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp nhân hóa?
Lời giải của GV VietJack
B. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm.
Hướng dẫn giải:
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Câu 7:
Bố cục của bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần?
Lời giải của GV VietJack
A. 3 phần: Mở bài, Thân Bài, Kết bài.
Hướng dẫn giải:
- Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
+ Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
Câu 8:
Câu văn tả cảnh sau sử dụng biện pháp tu từ nào: “Những hàng cây đã thay áo mới, khoác lên mình một chiếc áo xanh mơn mởn”.
Lời giải của GV VietJack
C. Nhân hóa.
Hướng dẫn giải:
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Câu 9:
Câu văn tả cảnh nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh?
Lời giải của GV VietJack
A. Mặt hồ sáng trong như chiếc gương khổng lồ.
Hướng dẫn giải:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 10:
Câu văn tả cảnh nào sau đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?
Lời giải của GV VietJack
C. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống toàn bộ cánh rừng rộng lớn.
Hướng dẫn giải:
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Điền từ ngữ miêu tả thích hợp vào chỗ trống:
"Ánh nắng cuối ngày trải dài trên cánh đồng lúa chín, làm cả không gian như được nhuộm một màu ………..."
Câu 4:
Chọn từ ngữ miêu tả phù hợp để điền vào chỗ trống: "Buổi sớm mai trên đồng lúa, những giọt sương lấp lánh như những ……. trên lá lúa non."
Câu 5:
Trong các câu miêu tả dưới đây, câu nào sử dụng biện pháp so sánh?
Câu 6:
Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm trong câu văn sau sao cho phù hợp “Những cây cao vút như những người khổng lồ đững giữa đại ngàn, những tán lá … bao quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp”.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!