Câu hỏi:
03/03/2025 400Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi!
Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
(Trích Những sợi tơ lòng – Chế Lan Viên)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Biểu cảm.
Giải thích
Đọc và xác định trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nhiều những từ ngữ miêu tả trực tiếp cảm xúc: tôi không muốn, nỗi sầu tư, biền biệt… kết hợp với dấu (!).
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ nội dung văn bản, ý nào sau đây nêu đúng nguyên nhân khiến tác giả có mong muốn “Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa”.
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Thời gian trôi đi khiến tác giả thấy sầu muộn, chỉ nhìn thấy những điều mất mát.
Giải thích
Đọc lại nội dung đoạn (1) và tiến hành phân tích: cảm nhận về thời gian của tác giả được thể hiện thông qua câu “Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi”, chính việc tinh tế trong cảm nhận và thấy mình cô đơn lạc lõng nên tác giả mới có mong muốn: xuân, hạ, thu, đông cũng đừng tới (không mong điều gì tới cũng có nghĩa là không mong thời gian trôi đi).
Đoạn thơ không nhắc tới cuộc sống của con người nên không có căn cứ để nói về việc lao động sản xuất hay khí hậu, thời tiết.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi!
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Phép đối kết hợp với liệt kê thể hiện sự chảy trôi của thời gian và nỗi lòng của chủ thể.
Giải thích
Đọc và xác định các BPTT có trong đoạn thơ trên: phép đối (xuân đừng về ⬄ hè đừng gieo ánh lửa; thu thôi sang ⬄ đông thôi lại) và liệt kê (đừng về, đừng gieo, thôi sang, thôi lại) đã diễn tả được bước đi của thời gian và từ đó giúp người đọc hiểu thêm về cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Câu 4:
Đâu là cách hiểu đúng về cụm từ “cõi Hư Vô” (gạch chân, in đậm) trong đoạn thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Tâm trạng lạc lõng, cô đơn trống rỗng của người viết.
Giải thích
Căn cứ trên từ điển để tìm ra nghĩa của từ “cõi Hư Vô”: có mà như không, thực mà như hư, đạo Lão dùng để chỉ bản thể của cái gọi là đạo, cơ sở vật chất đầu tiên của vũ trụ, đồng thời cũng là quy luật của giới tự nhiên, có ở khắp nơi, nhưng không có hình tượng để thấy được.
Tuy nhiên, trong đoạn thơ này cần lưu ý tới cảm xúc được tác giả nhấn mạnh “Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!” nên để nêu chính xác ý nghĩa của từ này phải là sự cô đơn, lạc lõng, vô định của chủ thể trữ tình.
Câu 5:
Xác định thể loại của đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án
Thơ tự do.
Giải thích
Đọc và đếm số lượng các tiếng, các câu trong từng khổ thơ, xác định bài thơ được viết theo thể tự do (giữa các câu tám tiếng, có một câu chín tiếng).
Đã bán 851
Đã bán 1,4k
Đã bán 902
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV?
Câu 2:
Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh việc Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 4:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct word or phrase that best fits each the numbered blanks
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Câu 7:
Từ các số lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: Mỗi chữ số xuất hiện đúng hai lần và hai chữ số giống nhau không đứng cạnh nhau?
Đáp án: _______
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận