Câu hỏi:
03/03/2025 158Đọc đoạn trích sau:
“(…) Ăn Tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao người không “về tới” như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị: sắp về!”
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, Nguyễn Duy, Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2000)
Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
Giải thích
Học sinh tìm kiếm dấu hiệu của các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ:
- Trong đoạn thơ có nhân vật “chúng tôi” và sự kiện sau khi ăn Tết, những người lính về thành phố, có những người có thể trở về, nhưng có những người mãi mãi nằm lại trước cửa vào thành phố. → Phương thức tự sự.
- Khổ 2: Tác giả tái hiện lại bức tranh khung cảnh thành phố với các hình ảnh “Lá me”, “chồi xanh”... → Phương thức miêu tả.
- Tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ biểu thị cảm xúc như “không về tới”, “nằm lại”, “gục ngã”... bộc lộ cảm xúc xót thương về sự hy sinh mất mát của những người đồng đội hay là về những hậu quả mà chiến tranh mang lại. → Phương thức biểu cảm.
Vậy các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Giải thích đáp án:
- Đoạn trích không trình bày, giới thiệu về khái niệm, chức năng, công dụng, đặc tính… của một sự vật, hiện tượng nào đó. → Trong đoạn trích không có phương thức biểu đạt thuyết minh.
- Đoạn trích không đưa ra một quan điểm, nhận định nào, cũng không có các lập luận, lí lẽ để thuyết phục người khác. → Trong đoạn trích không có phương thức biểu đạt nghị luận.
Đã bán 902
Đã bán 1,4k
Đã bán 851
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV?
Câu 2:
Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh việc Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 4:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct word or phrase that best fits each the numbered blanks
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Câu 7:
Từ các số lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: Mỗi chữ số xuất hiện đúng hai lần và hai chữ số giống nhau không đứng cạnh nhau?
Đáp án: _______
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận