Câu hỏi:
06/03/2025 3,877Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Khói bếp chiều ba mươi
(1)Con đi xa vẫn nhớ nao lòng Khói bếp nồng thơm mái rạ Chiều ba mươi quây quần bên bếp lửa Nồi bánh chưng nghi ngút trước giao thừa
(2)Ba mươi này mẹ gói bánh chưng chưa Mâm cỗ tất niên hương tỏa ấm Ba mươi này mẹ vào ra trông ngóng Khói bếp xanh quấn quyện trước hiên nhà |
[…] (3) Khói bếp chiều phơ phất ba mươi Cứ ám ảnh và thiêng liêng gợi nhớ Vòng tay mẹ... và chúng con bé nhỏ Mà tháng năm vời vợi không nguôi
(4) Quê hương và dáng mẹ Khói bếp, chiều ba mươi...
|
(Nguyễn Trọng Hoàn in trong tập Phút rảnh rang sống chậm, NXB Hội nhà văn Hà Nội, năm 2019.)
Thơ của ông trữ tình, tinh tế và duy mỹ. Ông có nhiều bài thơ hay gắn với những địa danh cụ thể, chứng tỏ sức đi, sức viết với ý thức nghề nghiệp cao.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:
Xác định đúng nội dung đoạn văn: Cảm nghĩ về bài thơ Khói bếp chiều ba mươi của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề,hình ảnh thơ...) của bài thơ: những dòng ký ức đầy khắc khoải của nhân vật trữ tình khi nhớ về "chiều ba mươi", đó là những gì đơn giản nhất, thân thuộc nhất: là khói bếp nồng thơm mái rạ, là khung cảnh các thành viên trong gia đình quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, là mâm cơm cỗ tất niên với những món ăn đậm đà phong tục ngày tết Nguyên đán.Từ đó thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương tha thiết của tác giả
+ Cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật:
/ Hảnh thơ gần gũi, thân thuộc; phép tu từ điệp ngữ, câu hỏi tu từ …và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
-Khái quát cảm nghĩ về bài thơ, thông điệp hoặc bài học rút ra
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.
- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.
- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Xác định lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn trích sau:
Bố ngồi xuống, đặt hai tay vào má Hoàn, nâng mặt em lên, nhìn lâu vào mắt em, bố hỏi:
- Con đã nghĩ kĩ chưa?- Nghĩ kĩ rồi ạ.
Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn sau:
Cái mỏ vàng óng ánh, đôi mắt nhỏ trong veo, cái đầu ngẩng cao vừa kiêu hãnh vừa thơ dại.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận