3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu vấn đề nghị luận danh lam thắng cảnh và đời sống con người, nêu sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề.
II. Thân bài: Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề.
1. Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề nghị luận giải thích hiện tượng danh lam thắng cảnh là gì? (nêu lí lẽ và bằng chứng).
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
- Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có giá trị, trải dài từ Bắc vào Nam; trong đó có nhiều nơi được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới như: vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, …………
2. Luận điểm 2: Mặt tích cực của danh lam thắng cảnh đối với đời sống con người (nêu lí lẽ và bằng chứng).
- Ảnh hưởng 1: Danh làm thắng cảnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người được ban tặng
+ Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới đều là những kì quan thiên nhiên, chứa đựng những hấp dẫn vô tận đối với con người.
+ Đây là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Dẫn chứng: Vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên đã được thế giới công nhận với vẻ đẹp hoang sơ, trong lành của biển, hệ thống đảo bao quanh và các hang động tự nhiên nổi tiếng.
- Ảnh hưởng 2: Danh lam thắng cảnh giúp bảo tồn, lưu giữ những giá trị về mặt lịch sử, thẩm mĩ, khoa học, văn hóa
+ Danh lam thắng cảnh còn có giá trị về mặt khoa học, lịch sử, văn hóa. Đó là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa qua các thời kì khác nhau, cung cấp cho người đọc, người xem, nhà khoa học… .
+ Qua công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, vật liệu, kiến trúc… sẽ bộc lộ các giá trị văn hóa và lịch sử từng thời kì, khiến con người có những hiểu biết đa dạng và phong phú hơn.
Dẫn chứng: Khu danh thắng cố đô Huế với các quần thể kiến trúc cung điện, lăng tẩm, chùa miếu…
- Ảnh hưởng 3: Danh lam thắng cảnh thu hút du khách tham quan, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, tăng nguồn thu kinh tế cho con người và địa phương
+ Vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và những giá trị mang tính di sản về văn hóa, lịch sử…
+ Những địa phương may mắn có sự tồn tại của các danh lam thắng cảnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, …..
Dẫn chứng: Phú Quốc - nơi có nhiều danh lam thắng cảnh …………..
3. Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của danh lam thắng cảnh đối với đời sống con người (nêu lí lẽ và bằng chứng).
- Ảnh hưởng 1: Việc quản lí, khai thác du lịch tại các khu danh lam thắng cảnh chưa hiệu quả kéo theo các hệ lụy về mặt môi trường.
+ Những danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều lượt du khách tham quan, thúc đẩy du lịch; nhưng cũng kéo theo hệ lụy và tạo gánh nặng về mặt môi trường.
+ Biểu hiện: không khí bị ô nhiễm, rác thải vứt bừa bãi, lượng khí thải ra môi trường nhiều…
Dẫn chứng: Những rác thải nhựa tại các khu du lịch, các bãi biển vào mùa cao điểm là hình ảnh dễ thấy.
- Ảnh hưởng 2: Phát triển ồ ạt du lịch tại các khu danh lam thắng cảnh khiến những di sản này có nguy cơ bị biến dạng di tích, thiệt hại về các giá trị tinh thần của con người
+ Các khu danh thắng vào mùa cao điểm du lịch thường quá đông người nên rất khó quản lí, điều này dễ dẫn đến sự hư hại, xuống cấp của các công trình này.
+ Để thu hút khách du lịch, việc tu bổ, cải tiến dễ dẫn đến biến dạng cảnh quan khu danh thắng.
Dẫn chứng: Việc tu bổ di tích cổng thành nhà Mạc ở Tuyên Quang đã phá hủy giá trị lịch sử 418 năm của danh thắng này, khiến đoạn thành cổ rêu phong đậm dấu tích lịch sử biến thành bức tường gạch đỏ mới tinh.
- Ảnh hưởng 3: Sự phát triển của dịch vụ tại các khu danh lam thắng cảnh có những tác động chưa tốt đến văn hóa, xã hội địa phương và đời sống con người
+ Các khu danh lam thắng cảnh được khai thác, thu hút khách du lịch nên sẽ kéo theo các dịch vụ ăn uống, bán hàng…
+ Chính vì thế sẽ dễ xảy đến các hệ lụy phức tạp về văn hóa, cách sống, an ninh trật tự ở khu vực đó.
Dẫn chứng: khi đi tham quan ở các khu du lịch, di tích đôi khi sẽ thấy những hiện tượng không đẹp như chèo kéo khách,…
4. Luận điểm 4: Ý kiến trái chiều.
- Ý kiến: Việc bảo vệ các danh lam thắng cảnh chỉ là trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương.
- Phản bác: Đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta, chứ không chỉ là trách nhiệm của các cấp quản lí. Mỗi người có thể bảo vệ các danh lam thắng cảnh bằng cách tôn trọng và tuân thủ nội quy khi đến các nơi đó; tìm hiểu về giá trị lịch sử văn hóa, khám phá cảnh quan; bảo vệ môi trường…
5. Luận điểm 5: Giải pháp có tính khả thi để khai thác, bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Tiếp tục giữ gìn, bảo vệ nguyên trạng các danh lam thắng cảnh để đảm bảo yếu tố nguyên bản, giữ vững các giá trị về mặt lịch sử, thẩm mĩ, khoa học…
- Có các biện pháp quản lí chặt chẽ, khai thác hợp lí, đồng bộ để đảm bảo thu hút du khách, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, tăng thu nhập cho địa phương.
- Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ việc khai thác các khu danh lam thắng cảnh, đảm bảo giữ gìn môi trường cảnh quan xanh, sạch…
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho mọi người trong việc giữ gìn, bảo vệ các khu danh lam thắng cảnh.
- Mỗi người hãy có thái độ yêu quý, tìm hiểu và trân trọng các danh lam thắng cảnh của đất nước…
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề: việc giữ gìn, bảo vệ các danh lam thắng cảnh là vô cùng quan trọng, vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người.
Liên hệ: Mỗi người cần chung tay để góp phần bảo vệ các danh lam thắng cảnh của địa phương, đất nước.
|
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận