Câu hỏi:
12/03/2025 277Trương Trọng, người quận Nhật Nam (vùng Bình Trị Thiên và Quảng Nam), có học hành ít nhiều và làm thuộc lại trong quận. Cuối năm 78, Trương Trọng được viên thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) thay mặt thái thú tâu bày công việc trong quận lên vua Hán. Trương Trọng đến kinh đô, vào chầu vua Hán. Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé, lại là dân “man di” (mọi rợ) ngoài cõi xa, tỏ ý khinh thường, hỏi xách mé:
- Viên lại nhỏ kia (tiểu lại) người quận nào?
Trương Trọng khẳng khái trả lời:
- Tôi là kế lại, người thay mặt thái thú Nhật Nam vào chầu vua và dâng sớ lên triều đình, chứ không phải là một viên lại nhỏ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương đo thịt?
Vua Hán nghe câu trả lời cứng cỏi và đúng đắn của Trương Trọng, thẹn lắm. Song không làm gì được. Mấy hôm sau, nhân ngày tết Nguyên đán, vua mở tiệc yến. Trăm quan vào chầu và chúc tết nhà vua. Trong số đó có Trương Trọng. Thấy Trương, vua Hán lại nghĩ đến nỗi thẹn thùng hôm trước... và muốn rửa thẹn. Nhân đông đủ các quan, vua Hán hỏi kháy Trương Trọng một câu:
- “Nhật Nam” có nghĩa là “ở phía nam mặt trời”. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của quận Nhật Nam đều xoay hướng về phương Bắc để trông thấy mặt trời phải không?
Câu hỏi chứa đầy tính kiêu ngạo của một tên cầm đầu đế chế Hán rộng lớn ở phương Bắc, tự ví mình như mặt trời, mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, phục tùng. Trương Trọng người phương Nam, một vùng đang bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhân dân phương Nam có truyền thống quật cường bất khuất trong đấu tranh, cũng như có truyền thống “lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam” để tránh gió mùa đông bắc (gió bấc) lạnh lẽo trong mùa đông, đón gió mùa đông nam (gió nồm) mát mẻ trong mùa hè. Bị hỏi kháy, Trương Trọng vẫn bình tĩnh, đáp:
- “Nhật Nam” không phải là “ở phía nam mặt trời”. Kìa như đất Trung Nguyên (Trung Quốc), có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận đó có ở “trong mây” đâu, có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là “thành xây bằng vàng” đâu. Đặt tên thế thôi, chứ đều không phải thực như thế! Ở quận Nhật Nam, chỗ ở quan dân, tuỳ ý chọn hướng, đông tây nam bắc quay lại quay đi không nhất định!
Nước nhà bị mất, nhân dân bị đô hộ lầm than, riêng mình phải khuất thân làm nhân viên trong chính quyền địch để kiếm sống. Thế nhưng lời đối đáp với tên chúa tể triều đình phong kiến Đông Hán của Trương Trọng vẫn vang lên rắn rỏi, mạnh mẽ, sang sảng giữa kinh thành Lạc Dương. Thật không hổ thẹn là con em đất Việt phương Nam vốn nghìn xưa văn hiến!
(Trần Quốc Vượng, Đối đáp giỏi, In trong Nghìn xưa văn hiến, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017)
Đâu là cách hiểu đúng nhất về từ “man di” trong đoạn trích trên?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là A
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích.
Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi kết hợp
Lời giải
- “Man di” là một thuật ngữ cổ dùng để chỉ các dân tộc hoặc nhóm người bị nước lớn coi là “khác biệt”, “kém phát triển”, hoặc không thuộc nền văn hóa chính thống của họ. Từ này mang tính chất đánh giá thấp và thiếu tôn trọng đối với các dân tộc hoặc nhóm người khác. Trong đoạn trích trên, từ “mọi rợ” đi kèm chú thích cho từ “man di” cho thấy sự miệt thị của Trung Quốc đối với dân tộc ta.
- Các từ “khiêu khích”, “công kích” hay “đả kích” là cách hiểu chưa đúng về từ ngữ này vì nó mang tính chất gay gắt và khiêu khích chiến tranh.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích.
Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt sau:
+ Miêu tả: Miêu tả chi tiết về nhân vật Trương Trọng, tình huống gặp gỡ vua Hán, và cách hành động của Trương Trọng trong bối cảnh lịch sử và xã hội.
+ Tự sự: Kể lại câu chuyện về chuyến đi của Trương Trọng từ quận Nhật Nam đến kinh đô Lạc Dương, phản ứng của vua Hán, và cách Trương Trọng đối phó với sự khinh thường của vua.
+ Nghị luận: Đưa ra các quan điểm và lý lẽ của Trương Trọng khi phản bác các câu hỏi của vua Hán, đặc biệt là qua các câu trả lời sắc bén và thông minh của ông.
+ Biểu cảm: Sự cảm phục của người viết qua câu cảm thán “Thật không hổ thẹn là con em đất Việt phương Nam vốn nghìn xưa văn hiến!”.
- Liệt kê và đối thoại không phải là phương thức biểu đạt.
Câu 3:
Vua Hán Minh Đế đã thể hiện sự khinh thường Trương Trọng bằng cách nào trong lần đầu gặp gỡ?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích.
Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Trong lần đầu gặp gỡ, vua Hán Minh Đế đã hỏi: “Viên lại nhỏ kia (tiểu lại) người quận nào?”. Câu hỏi mang hàm ý chê bai ngoại hình nhỏ bé và xuất xứ thấp kém (đến từ một quận nhỏ, kém phát triển) của viên quan.
-> Vua Hán Minh Đế đã thể hiện sự khinh thường Trương Trọng bằng cách Mỉa mai ngoại hình và tra hỏi về xuất xứ của Trương Trọng.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A sai vì chưa đầy đủ.
+ Đáp án C sai vì lần đầu gặp mặt, vua chưa đề cập đến việc xây nhà cửa.
+ Đáp án D sai vì câu này phản ánh chưa đầy đủ.
Câu 4:
Trong câu trả lời vua Hán về “Nhật Nam”, Trương Trọng đã sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào các thao tác lập luận đã học.
Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Trong câu hỏi kháy của vua về “Nhật Nam”, Trương Trọng đã trả lời như sau: “Nhật Nam” không phải là “ở phía nam mặt trời”. Kìa như đất Trung Nguyên (Trung Quốc), có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận đó có ở “trong mây” đâu, có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là “thành xây bằng vàng” đâu. Đặt tên thế thôi, chứ đều không phải thực như thế! Ở quận Nhật Nam, chỗ ở quan dân, tuỳ ý chọn hướng, đông tây nam bắc quay lại quay đi không nhất định!
- Dễ dàng nhận thấy trong câu trả lời trên, Trương Trọng dùng thao tác bác bỏ là chủ yếu và mục đích lớn nhất của ông cũng để bác bỏ cách hiểu sai của vua Hán:
+ Bác bỏ suy nghĩ của vua Hán định nghĩa về “Nhật Nam”: “Nhật Nam” không phải là “ở phía nam mặt trời”.
+ Bác bỏ cách hiểu theo chữ nghĩa về quận Vân Trung: có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận đó có ở “trong mây” đâu
+ Bác bỏ cách hiểu theo chữ nghĩa về quận Kim Thành: có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là “thành xây bằng vàng” đâu
+ Bác bỏ cách hiểu sai lầm về tên theo mặt chữ của các quận: Đặt tên thế thôi, chứ đều không phải thực như thế.
=> Ông bác bỏ một cách logic và chặt chẽ sự kiêu ngạo và hiểu lầm của vua Hán về vùng đất Nhật Nam.
- Các thao tác lập luận khác có xuất hiện trong câu trả lời của Trương Trọng nhưng không tiêu biểu và nổi bật bằng thao tác bác bỏ.
Câu 5:
Hành động nào của Trương Trọng thể hiện truyền thống quật cường của nhân dân phương Nam?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích.
Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Hành động khéo léo đáp trả câu hỏi của vua Hán bằng sự thông minh và kiên cường của Trương Trọng thể hiện rõ truyền thống quật cường của nhân dân phương Nam, khi Trương Trọng không chỉ phản bác lại một cách khôn ngoan mà còn thể hiện sự kiên cường, không khuất phục trước sự miệt thị và kiêu ngạo của vua Hán. Qua câu trả lời, Trương Trọng đã giữ vững phẩm giá và lòng tự hào dân tộc của mình, điều này phản ánh tinh thần quật cường của người dân phương Nam trong bối cảnh bị đô hộ.
- Phân tích, loại trừ: từ “quật cường” được hiểu là cứng cỏi, không chịu khuất phục. Các đáp án A, C, D đều không đề cập tới sự quật cường.
Đã bán 902
Đã bán 851
Đã bán 1,4k
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có 10 sinh viên chuẩn bị bước vào bài thi hỏi đáp, trong đó có 2 sinh viên giỏi (trả lời các câu hỏi), 3 sinh viên khá (trả lời
các câu hỏi), 5 sinh viên trung bình (trả lời
các câu hỏi). Giám khảo chọn ngẫu nhiên một sinh viên vào thi và ra đề gồm 4 câu hỏi (được lấy ngẫu nhiên từ 20 câu hỏi của đề cương ôn tập). Biết sinh viên này trả lời được cả 4 câu hỏi, tính xác suất để sinh viên đó là sinh viên khá.
Câu 2:
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi dưới đây.
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
(Chính Hữu, Giá từng thước đất, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Thời gian “Năm mươi sáu ngày đêm” trong đoạn thơ gợi đến chiến dịch nào của dân tộc?
Câu 3:
Giả sử trong một nhóm người có người là không nhiễm bệnh. Để phát hiện ra người nhiễm bệnh, người ta tiến hành xét nghiệm tất cả mọi người của nhóm đó. Biết rằng đối với người nhiễm bệnh thì xác suất xét nghiệm có kết quả dương tính là
, nhưng đối với người không nhiễm bệnh thì xác suất xét nghiệm có phản ứng dương tính là
. Tính xác suất để người được chọn ra không nhiễm bệnh và không có phản ứng dương tính
Câu 4:
Một đoàn tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Do có chướng ngại vật tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một quãng đường dài 160m thì dừng hẳn. Lực cản trung bình để tàu dừng lại có độ lớn bằng
Đáp án: _______N
Câu 5:
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi dưới đây.
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con, cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.
(Thích Nhuận Hạnh, Lục bát về cha, dẫn theo www.thohay.net)
Chỉ ra điểm đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu thơ “Cha là một dải ngân hà/ Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”?
Câu 6:
Ở người, giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ nhất là
Câu 7:
Biết rằng với cường độ âm thì mức cường độ âm
. Để không gây nguy hiểm cho người nghe nhạc, các quán bar, club... phải giới hạn mức cường độ âm tối đa là 110 dB. Cường độ âm tối đa cho phép ở các quán bar, club... là:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận