Câu hỏi:

31/03/2025 16

(4.0 điểm)

ĐI ĐƯỜNG (*)

(Tẩu lộ - Hồ Chí Minh)

Phiên âm:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch nghĩa:

Có đi đường mới biết đường đi khó,

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;

Khi đã vượt các lớp núi lên đến đinh cao chót,

Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

Dịch thơ:

Đi đường mởi biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB trẻ, 2020)

(Nam Trân dịch)

(*) Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 - 1943) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày bị giam ở nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao và cuộc hành trình chuyển lao đầy gian nan được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).

Viết bài văn nghị luận (khoảng 450 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về văn bản thơ trên.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài viết

- Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài (Mở đầu), Thân bài (Nội dung), Kết bài (Kết thúc).

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam .

- “Ngục trung nhật kí” gồm 134 bài thơ chữ Hán, phần lớn viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ.

- Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tinh thần, ý chí vượt gian khổ của Bác.

2. Thân bài:

a. Khái quát chung:

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

+ Được sáng tác khi Người bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

+ Sau những lần chuyển lao vất vả.

- Ý nghĩa bài thơ gửi gắm:

+ Ghi lại chân thực những khó khăn Hồ Chí Minh trải qua.

+ Khẳng định triết lý: Vượt qua thử thách sẽ tới thành công.

b. Cảm nhận:

* Nội dung:

- Hành trình đi đường núi gian lao

+ Cách nói trực tiếp: đi đường - gian lao: tự bản thân phải được thực hành, được trải nghiệm thì mới hiểu được tính chất sự việc.

+ Điệp từ “núi cao” thể hiện sự khúc khuỷu, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nối tiếp nhau.

=> Suy ngẫm về sự khổ ải, khúc khuỷu, đầy trắc trở của cuộc đời; ý chí, nghị lực sẵn sàng vượt qua tất cả.

- Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng.

+ Niềm vui sướng khi chinh phục được độ cao của núi: “lên đến tận cùng”

+ Tâm thế, vị thế của con người khi chinh phục được thiên nhiên, vượt qua được giới hạn của bản thân: “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

=> Niềm vui sướng khi được tự do đứng ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Sự chiêm nghiệm về cuộc đời: vượt qua gian lao sẽ đến được đỉnh cao của chiến thắng.

=> Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trên đỉnh cao của chiến thắng, qua đó thể hiện nghị lực, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác dù đó là con đường đầy ải, chân tay bị trói buộc bởi xiềng xích.

* Nghệ thuật

+ Đánh giá chung:

- Thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc

- Liên tưởng sâu sắc, thể hiện tư tưởng của tác giả.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung tác phẩm: Bài thơ “Đi đường” đã thể hiện nghị lực, ý chí và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua những bài thơ như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm được về những phẩm chất cao đẹp của Người, từ đó nhắc nhở mỗi thanh niên Việt Nam học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt; liên kết câu, đoạn văn và liên kết văn bản.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

(0,5 điểm). Chỉ ra mục đích của văn bản trên.

Xem đáp án » 31/03/2025 170

Câu 2:

II. Viết (6,0 điểm)

(2,0 điểm)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội”. (PGS-TS Vũ Nho - Trích bài báo Đôi điều suy ngẫm về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thời hội nhập, báo Quân đội nhân dân, ngày 24/11/2013).

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc tuổi trẻ cần làm để giữ gìn bản sắc dân tộc.

Xem đáp án » 31/03/2025 50

Câu 3:

(0,5 điểm). Nêu các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 4:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?”

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 5:

(1,0 điểm).  Câu văn sau: “Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ.” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Xem đáp án » 31/03/2025 0

Câu 6:

(1,0 điểm).  Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, anh/chị có những biện pháp nào để giữ gìn và phát huy nghề gốm truyền thống địa phương?

Xem đáp án » 31/03/2025 0