Câu hỏi:
31/03/2025 109I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai
Gốm Biên Hòa - Đồng Nai là sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa, tạo nên những sản phẩm đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
(Hình ảnh: Một góc xưởng gốm Biên Hòa)
[...] (1) Nói đến gốm mỹ nghệ Biên Hòa là nói đến sự kết hợp khéo léo nghệ thuật giữa Tây và ta, giữa cũ và mới, là sự kết tinh giữa kinh nghiệm làm gốm thủ công cổ truyền điêu luyện với kỹ thuật hiện đại của công nghệ Pháp. Tuy nhiên, cái cốt lõi, cái hồn vẫn nằm ở nguyên liệu đất bản địa đặc trưng và men thực vật truyền thống do các nghệ nhân Biên Hòa tạo nên.
[..] (2) Hai yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của gốm Biên Hòa là nguồn nguyên liệu cao lanh và đất sét màu chất lượng cao cộng với trình độ của đội ngũ thợ gốm có tay nghề. Có thể nói, tài nghệ của thợ gốm Biên Hòa chính là ở chỗ họ đã tiếp thu, hòa nhập được những nét tinh hoa của các nền văn hóa trong các sản phẩm của mình. Quy trình sản xuất một sản phẩm gốm trước hết qua khâu tạo dáng trên bàn xoay hoặc trong khuôn, được trang trí vẽ chìm, đắp nổi hoặc trổ thủng sau đó phủ men màu lên những phần đã trang trí trước khi đưa vào lò nung. Độ lửa, chấm men và kỹ thuật khắc đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ, độc đáo cho gốm Biên Hòa.
(3) Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ. Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?
(Theo Anh Vũ, https://thoidai.com/kham-pha-lang-gom-truyen-thong-bien-hoa-dong-nai)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?”
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh thực trạng đáng lo ngại về sự mai một của nghề gốm truyền thống Biên Hòa và đặt ra vấn đề cần tìm giải pháp bảo tồn.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, cách diễn đạt vừa cụ thể, sinh động vừa tinh tế, sâu sắc.
Câu 4:
(1,0 điểm). Câu văn sau: “Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ.” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
(1,0 điểm). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, anh/chị có những biện pháp nào để giữ gìn và phát huy nghề gốm truyền thống địa phương?
Lời giải của GV VietJack
Một vài biện pháp:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của nghề gốm.
- Khuyến khích các nghệ nhân trẻ học nghề và phát triển sản phẩm mới dựa trên truyền thống.
- Sáng tạo, cải tiến ra các hình dáng mẫu mã, cách tạo hình mới thu hút người tiêu dùng.
- Mở các lớp dạy học làm gốm thu hút mọi người tìm hiểu học tập.
- Mở rộng thị trường và đưa sản phẩm vào du lịch, xuất khẩu.
- Cần có những chính sách ưu tiên cho những làng nghề truyền thống, biệt đãi tốt hơn với những thợ thủ công và nghệ nhân như: vốn, đào tạo, truyền thông .....
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
(2,0 điểm)
“Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội”. (PGS-TS Vũ Nho - Trích bài báo Đôi điều suy ngẫm về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thời hội nhập, báo Quân đội nhân dân, ngày 24/11/2013).
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc tuổi trẻ cần làm để giữ gìn bản sắc dân tộc.
Câu 2:
(4.0 điểm)
ĐI ĐƯỜNG (*)
(Tẩu lộ - Hồ Chí Minh)
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đinh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
Dịch thơ:
Đi đường mởi biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB trẻ, 2020)
(Nam Trân dịch)
(*) Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 - 1943) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày bị giam ở nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao và cuộc hành trình chuyển lao đầy gian nan được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).
Viết bài văn nghị luận (khoảng 450 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về văn bản thơ trên.
Câu 3:
Câu 4:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?”
Câu 5:
(1,0 điểm). Câu văn sau: “Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ.” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 6:
(1,0 điểm). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, anh/chị có những biện pháp nào để giữ gìn và phát huy nghề gốm truyền thống địa phương?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 9
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận