Câu hỏi:
07/04/2025 43Hình 14.1 mô tả nhiễm sắc thể một tế bào của một người mắc hội chứng Klinefelter.
(1) Người này biểu hiện kiểu hình thành nữ vì ở cặp nhiễm sắc thể 23 có cặp nhiễm sắc thể XX.
(2) Người này bị đột biến lệch bội dạng thể ba.
(3) Tất cả các tế bào của người này đều có 47 nhiễm sắc thể.
(4) Người này chắc chắn do sự kết hợp giữa giao tử bất thường của bố (chứa cặp nhiễm sắc thể XY) và giao tử bình thường của mẹ chứa nhiễm sắc thể X.
Số phát biểu đúng về hội chứng của người có bộ nhiễm sắc thể như ở Hình 14.1 là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: D; (2), (3)
Người mắc hội chứng Klinefelter có bộ NST chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XXY:
(1) Sai. Người này biểu hiện kiểu hình thành nam vì ở cặp nhiễm sắc thể 23 có chứa Y.
(2) Đúng. Người này bị đột biến lệch bội dạng thể ba (2n + 1).
(3) Đúng. Vì có thêm 1 nhiễm sắc thể X so với người bình thường → Tất cả các tế bào của người này đều có 46 + 1 = 47 nhiễm sắc thể.
(4) Sai. XXY = XX + Y hoặc XY + X. Nghĩa là người này có thể do sự kết hợp giữa giao tử bình thường của bố (chứa nhiễm sắc thể Y) và giao tử bất thường của mẹ (chứa cặp nhiễm sắc thể XX) hoặc do sự kết hợp giữa giao tử bất thường của bố (chứa cặp nhiễm sắc thể XY) và giao tử bình thường của mẹ (chứa nhiễm sắc thể X).
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một trong những kĩ thuật được xem là giải pháp tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người là dùng virus làm vector để chuyển gene bình thường vào cơ thể người bệnh nhằm thay thế hoặc phục hồi chức năng cho gene bệnh, kĩ thuật này được gọi là liệu pháp gene. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về kĩ thuật này?
a) Liệu pháp gene có thể được tiến hành ở tế bào gốc, tế bào soma nhưng được tái lập trình thành tế bào gốc.
b) Trong liệu pháp gene, việc sử dụng virus làm vector chuyển gene đảm bảo sự xâm nhập đúng vật chủ và khi virus xâm nhập, chúng sẽ mang theo nucleic acid (gene cần chuyển) vào trong tế bào nhận.
c) Trong liệu pháp gene, việc sử dụng virus làm vector chuyển gene có thể gây hư hỏng các gene khác vì virus không thể chèn gene lành vào đúng vị trí gene cần thay thế.
d) Việc chuyển gene ở tế bào sinh dục có thể gây nguy hiểm cho thế hệ sau nên hiện nay liệu pháp gene chỉ mới được tiến hành ở tế bào soma.
Câu 2:
Vì sao chúng ta cần tư vấn hôn nhân gia đình trước khi kết hôn và tiến hành sàng lọc trước sinh?
Câu 3:
Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh do một gene có hai allele quy định, nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, ở một dòng họ, người ta thu được các thông tin sau: "Một cặp vợ chồng (quy ước M): chồng bị bệnh còn vợ bình thường. Họ sinh được ba người con: một người con gái bình thường, một người con trai bình thường và một người con trai bị bệnh. Người con trai bị bệnh của M lấy vợ bình thường, sinh được ba người con: hai người con gái bình thường (quy ước là G1 và G2), một người con trai bị bệnh. Người con gái của M lấy chồng bình thường, sinh được con gái bình thường, một con trai bình thường và một con trai bệnh.
a) Cho biết allele gây bệnh là trội hay lặn.
b) Xác định kiểu gene của tất cả những người trong phả hệ.
c) Khi G1 lấy chồng bình thường, xác suất sinh con đầu lòng là con trai không bị bệnh là bao nhiêu?
d) Khi G2 lấy chồng bình thường, xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 4:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả về sự di truyền một bệnh ở người do một tính trạng đơn gene quy định. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
(2) Có tối đa 9 người mang kiểu gene đồng hợp.
(3) Xác suất để người ? không bị bệnh này là 3/4.
(4) Xác suất để người ? mang allele bệnh là 2/3.
А. 3.
B. 4.
С. 2.
D. 1.
Câu 5:
Phương pháp nghiên cứu phả hệ đã khắc phục được những khó khăn gì khi nghiên cứu di truyền học người?
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về phương pháp mô phỏng học?
A. Dựa vào định luật Hardy - Weinberg để dự đoán hậu quả của kết hôn gần cũng như nguồn gốc của các quần thể người.
B. Phân tích sơ đồ phả hệ để theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định (thường là bệnh, tật) trên những người thuộc cùng dòng họ qua nhiều thế hệ.
C. Thiết lập nhiễm sắc thể đồ (karyotype) để chẩn đoán các bệnh, tật liên quan đến đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D. Dựa trên dãy các biến dị di truyền ở động vật (chuột, thỏ, chó, khỉ,...) có biểu hiện lâm sàng giống ở người làm cơ sở để nghiên cứu các bệnh, tật di truyền ở người.
Câu 7:
Di truyền y học có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ sức khoẻ và vốn gene của con người?
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận