Câu hỏi:

07/04/2025 9

Cho bảng thông tin về đặc trưng thành phần loài dưới đây:

A

B

1. Loài ưu thế

a. Là những loài thường chỉ có mặt trong một kiểu quần xã nhất định.

2. Loài chủ chốt

b. Là loài có số lượng cá thể lớn hoặc có sinh khối cao nhất trong quần xã, có ảnh hưởng mạnh đến các loài khác trong quần xã.

3. Loài đặc trưng

c. Là loài chi phối mạnh đến quần xã không phải bằng số lượng cá thể mà bằng tác động trực tiếp của chúng đến các loài khác trong quần xã.

Thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B là:

A. 1.a, 2.b, 3.c.

B. 1.b, 2.a, 3c.

C. 1.b, 2.c, 3a.

D. 1.c, 2.b, 3.a.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1.b: Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể lớn hoặc có sinh khối cao nhất trong quần xã, có ảnh hưởng mạnh đến các loài khác trong quần xã.

2.c: Loài chủ chốt là loài chi phối mạnh đến quần xã không phải bằng số lượng cá thể mà bằng tác động trực tiếp của chúng đến các loài khác trong quần xã.

3.a: Loài đặc trưng là những loài thường chỉ có mặt trong một kiểu quần xã nhất định.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có thể đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cấu tạo nên quần xã bằng chỉ số đa dạng (số loài trong quần xã) và độ phong phú tương đối của mỗi loài (tỉ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có trong quần xã). Hình 23.8 mô phỏng các loài cây (kí hiệu là A, B, C và D) của hai quần xã rừng thu nhỏ.

Xác định chỉ số đa dạng và độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã mô phỏng trên hình. (ảnh 1) 

a) Xác định chỉ số đa dạng và độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã mô phỏng trên hình.

b) Để so sánh độ đa dạng của các quần xã khác nhau theo thời gian và không gian, các nhà sinh thái học sử dụng nhiều công cụ định lượng. Chỉ số được sử dụng phổ biến là độ đa dạng Shannon (H), chỉ số đa dạng dựa vào độ giàu loài và độ phong phú tương đối.

H = -(pA lnpA + pB lnpB + pC lnpC + ...)

Trong đó A, B, C,… là các loài trong quần xã, p là độ phong phú tương đối của mỗi loài, và ln là logarit tự nhiên. Giá trị H cao hơn cho thấy quần xã đa dạng hơn. Dựa vào chỉ số Shannon, xác định quần xã rừng nào có độ đa dạng hơn?

Xem đáp án » 07/04/2025 43

Câu 2:

Dọc theo bờ biển Scotland, có hai loài hà Semibalanus balanoidesChthamalus stellatus cùng sống bám trên các tảng đá. Sự phân bố của hai loài không trùng nhau, mặc dù ấu trùng chưa trưởng thành của cả hai loài sống cùng nhau. Connell đã tiến hành thí nghiệm xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố của hai loài hà và được tóm tắt như Hình 23.14.

a) Xác định khu vực phân bố của hai loài hà này. (ảnh 1) 

a) Xác định khu vực phân bố của hai loài hà này.

b) Khi loại bỏ loài hà cạnh tranh thì sự phân bố của loài hà còn lại khác nhau như thế nào?

c) Các nhà khoa học đã kết luận yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của chi hà này là gì?

Xem đáp án » 07/04/2025 27

Câu 3:

Các quần xã trong tự nhiên thường có kiểu phân bố phổ biến là

A. phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên.

B. phân bố theo phương thẳng đứng và theo phương ngang.

C. phân bố phương thẳng đứng theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

D. phân bố phương ngang theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

Xem đáp án » 07/04/2025 24

Câu 4:

Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật

A. xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên ban đầu của chúng.

B. lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực đó.

C. chi phối mạnh đến quần xã không phải bằng số lượng cá thể mà bằng tác động trực tiếp của chúng đến các loài khác trong quần xã.

D. có số lượng cá thể lớn hoặc có sinh khối cao nhất trong quần xã, có ảnh hưởng mạnh đến các loài khác trong quần xã.

Xem đáp án » 07/04/2025 24

Câu 5:

Zooxanthellae là một loại tảo biển đặc biệt sống trong các polyp san hô (Hình 23.12). Tảo quang hợp cung cấp cho san hô các hợp chất carbon, nitrogen, oxygen. Ngược lại, san hô cung cấp carbon dioxit và amoniac mà tảo cần để quang hợp.

Mối quan hệ giữa Zooxanthellae và san hô là gì? Giải thích. (ảnh 1) 

a) Mối quan hệ giữa Zooxanthellae và san hô là gì? Giải thích.

b) Hiện tượng "bleached" - hay còn gọi là mất màu ở san hô (san hô bị tẩy trắng) khi chúng gặp các điều kiện stress như: nhiệt độ môi trường tăng lên 1 - 2°C, độ mặn của nước biển tăng,... Vì sao khi gặp hiện tượng này kéo dài, san hô bị chết? Dự đoán xu hướng phát triển các rạn san hô trên thế giới trong tương lai.

Xem đáp án » 07/04/2025 19

Câu 6:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây được xem là bảo vệ quần xã?

(1) Bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

(2) Thúc đẩy phân loại, thu gom chất thải hữu cơ sinh hoạt tại nguồn.

(3) Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn quản lí.

(4) Ngăn chặn nạn khai thác tài nguyên sinh vật bất hợp pháp và buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã.

(5) Bảo tồn các nguồn gene quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.

(6) Tăng cường việc quản lí nhập khẩu, cấp phép và nhân giống sinh vật biến đổi gene.

А. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Xem đáp án » 07/04/2025 18

Câu 7:

Khi so sánh sự đa dạng (đo bằng chỉ số Shannon) các loài cỏ và chim tại một savan ở Eastern Cape (Nam Phi), nơi có voi và nơi không có voi. Các nhà khoa học thu được kết quả như Hình 23.10a. Biết rằng thức ăn của voi chủ yếu là thực vật thân gỗ (ngọn, chồi non), đồng thời chúng cũng thường phá huỷ, bẻ gãy và nhổ rễ các cây bụi (Hình 23.10b). Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích.

 Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích. (ảnh 1)

(1) Sự có mặt của voi làm tăng đa dạng các loài cỏ và chim.

(2) Voi ăn và phá hoại các loài cây bụi nên chim đa dạng hơn các loài cỏ.

(3) Mật độ các loài cây bụi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động vật ăn cỏ phát triển do nguồn thức ăn dồi dào.

(4) Voi là loài chủ chốt của quần xã.

Xem đáp án » 07/04/2025 17