Câu hỏi:

07/04/2025 183 Lưu

Sự phân hóa về ổ sinh thái thức ăn của ba loài được kí hiệu là A, B, C như Hình 23.3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân hóa ổ sinh thái này?

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân hóa ổ sinh thái này? (ảnh 1)

(1) Sự phân hóa ổ sinh thái này làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

(2) Sự cạnh tranh thức ăn giữa ba loài trong ổ sinh thái là tương đương nhau.

(3) Hai loài kí hiệu A và B có nguồn thức ăn hoàn toàn giống nhau.

(4) Loài kí hiệu là B có kích thước cơ thể lớn nhất và ăn nhiều loại thức ăn hơn loài kí hiệu A và C.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(1) Đúng. Sự phân hóa ổ sinh thái có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh giữa các loài và các loài tận dung được nguồn sống của môi trường.

(2) Sai. Sự cạnh tranh thức ăn giữa ba loài trong ổ sinh thái là khác nhau do mức độ giống nhau về ổ sinh thái giữa ba loài là khác nhau: loài A và B có ổ sinh thái trùng nhau một phần nên có sự cạnh tranh lẫn nhau, trong khi đó, loài A và C, loài B và C có ổ sinh thái không trùng nhau nên không có sự cạnh tranh lẫn nhau.

(3) Sai. Loài A và B có ổ sinh thái chỉ trùng nhau một phần → Hai loài kí hiệu A và B có nguồn thức ăn giống nhau một phần.

(4) Sai. Kích thước ổ sinh thái không phản ánh kích thước cơ thể của loài.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

a)

- Quần xã A và B đều có 4 loài A, B, C, D → Chỉ số đa dạng của quần xã A và B là 4.

- Độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã:

+ Quần xã 1: A là 5/20 = 0,25; B là 5/20 = 0,25; C là 5/20 = 0,25; D là 5/20 = 0,25.

+ Quần xã 2: A là 16/20 = 0,8; B là 1/20 = 0,05; C là 1/20 = 0,05; D là 1/10 = 0,1.

b)

- Đối với quần xã 1: p = 0,25 cho mỗi loài, do đó H = -4(0,25 ln0,25) = 1,39.

- Đối với quần xã 2: H = -[0,8 ln0,8 + 2(0,05 ln0,05) + 0,1 ln0,1] = 0,71.

→ Kết quả tính chỉ số Shannon đã xác định quần xã 1có độ đa dạng hơn.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực đó → Ở nước ta, ốc bươu vàng, cây mai dương, cây ngũ sắc, cây bèo tây,… là những loài ngoại lai xâm lấn.