Câu hỏi:

07/04/2025 464 Lưu

Đường cong mức độ phong phú của hai quần xã rừng ở vùng Virginia (quần xã A và B) được thể hiện trong Hình 23.9, trục hoành thể hiện thứ tự độ phong phú của các loài trong quần xã, được xếp hạng từ nhiều nhất đến ít nhất; trục tung thể hiện độ phong phú tương đối được biểu thị theo dạng log10.

Độ đa dạng của của quần xã nào cao hơn? Giải thích. (ảnh 1) 

a) Độ đa dạng của của quần xã nào cao hơn? Giải thích.

b) So sánh độ dốc của đường cong mức độ phong phú ở hai quần xã trên. Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ thay đổi như thế nào khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng?

c) Động vật ăn thịt ở quần xã nào trong hai quần xã A và B có thể hoạt động mạnh hơn? Giải thích.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

a) Chỉ số đa dạng của quần xã được xác định bằng số loài trong quần xã. Độ đa dạng của quần xã B cao hơn quần xã A, vì: quần xã B có 24 loài, quần xã A có 10 loài.

b)

- Độ dốc của đường cong A cao hơn so với đường cong B do các loài ở quần xã B có độ phong phú tương đối đồng đều hơn so với quần xã A.

- Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ ít dốc hơn khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng. Đường cong có thể sẽ đổi thành đường ngang nếu độ phong phú các loài trong quần xã như nhau.

c) Động vật ăn thịt ở quần xã B có thể hoạt động mạnh hơn vì độ đa dạng của quần xã B lớn hơn quần xã A nên động vật ăn thịt ở quần xã B sẽ hoạt động mạnh hơn, kiểm soát số lượng và tốc độ gia tăng của các loài khác trong quần xã.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

a)

- Quần xã A và B đều có 4 loài A, B, C, D → Chỉ số đa dạng của quần xã A và B là 4.

- Độ phong phú tương đối của mỗi loài ở hai quần xã:

+ Quần xã 1: A là 5/20 = 0,25; B là 5/20 = 0,25; C là 5/20 = 0,25; D là 5/20 = 0,25.

+ Quần xã 2: A là 16/20 = 0,8; B là 1/20 = 0,05; C là 1/20 = 0,05; D là 1/10 = 0,1.

b)

- Đối với quần xã 1: p = 0,25 cho mỗi loài, do đó H = -4(0,25 ln0,25) = 1,39.

- Đối với quần xã 2: H = -[0,8 ln0,8 + 2(0,05 ln0,05) + 0,1 ln0,1] = 0,71.

→ Kết quả tính chỉ số Shannon đã xác định quần xã 1có độ đa dạng hơn.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sinh vật ngoại lai xâm lấn là sinh vật lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại khu vực đó → Ở nước ta, ốc bươu vàng, cây mai dương, cây ngũ sắc, cây bèo tây,… là những loài ngoại lai xâm lấn.