Câu hỏi:
07/04/2025 77Năm 1990, Mary Power đã thử nghiệm ở sông Eel thuộc miền bắc California. Hai lô thí nghiệm được thiết lập, trong đó một lô có nhốt cá hồi đầu thép trong lồng với mật độ tương tự ở bên ngoài lồng; và một lô khác không nhốt cá hồi đầu thép trong lồng. Kích thước mắt lưới của những chiếc lồng này ngăn cản sự di chuyển của những con cá hồi đầu thép nhưng cho phép sự di chuyển tự do của côn trùng thủy sinh và cá non. Các điều kiện thí nghiệm khác ở hai lô thí nghiệm là như nhau. Kết quả nghiên cứu (số liệu trung bình về sinh khối tươi của tảo xanh và vi khuẩn lam, côn trùng thuỷ sinh, cá non trong lồng) được trình bày ở đồ thị Hình 24.3. Biết rằng vi khuẩn lam và tảo xanh là thức ăn của côn trùng thủy sinh, côn trùng thủy sinh là thức ăn của cá non, cá hồi đầu thép ăn cá non.
a) Cho biết sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài nào. Nêu vai trò của sinh vật sản xuất.
b) Xác định vai trò của cá hồi đầu thép trong quần xã trên.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a)
- Sinh vật sản xuất trong quần xã trên là loài tảo xanh và vi khuẩn lam.
- Sinh vật sản xuất đóng một vai trò cực kì quan trọng trong quần xã: cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
b)
- Cá hồi đầu thép ăn nhiều cá non, dẫn đến sự có mặt của cá hồi đầu thép làm cho cá non hầu như không xuất hiện trong lồng so với điều kiện không có cá hồi đầu thép (30 đơn vị). Mật độ thấp hơn của cá non đã làm giảm khả năng tiêu thụ côn trùng thủy sinh, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì mật độ côn trùng thủy sinh cao (30 đơn vị) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép (4 - 5 đơn vị). Mật độ cao hơn của côn trùng thủy sinh làm tăng áp lực kiếm ăn đối với tảo xanh và vi khuẩn lam, do đó trong điều kiện có cá hồi đầu thép thì sinh khối tảo và vi khuẩn lam luôn ở mức thấp (50 - 90 đơn vị khối lượng/đơn vị diện tích) so với điều kiện không có cá hồi đầu thép là 200 mg/cm2 sinh khối tảo xanh và 900 g/m2 sinh khối vi khuẩn lam.
- Cá hồi đầu thép và cá lớn đóng vai trò là loài chủ chốt trong mạng lưới thức ăn ở sông Eel.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Trong mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã, mối quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
A. Cỏ dại và lúa nước.
B. Trâu và bò.
C. Cào cào và sâu.
D. Chim sẻ và cua.
Câu 2:
Bên cạnh các loại sâu bệnh hại lúa, ốc bươu vàng Pomacea Canaliculata cũng là đối tượng dịch hại nguy hiểm phổ biến trên ruộng lúa. Ốc bươu vàng được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1985 - 1988, trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp. Vì sao ốc bươu vàng khi vừa du nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn như vậy?
Câu 3:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sự phân bố của các loài trong quần xã ruộng lúa nước theo hình thức nào trong không gian?
A. Phân bố ngang.
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố đồng đều.
Câu 4:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Để tăng năng suất cho lúa nước, cần loại bỏ một số loài ra khỏi quần xã ruộng lúa nước. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cần loại bỏ sinh vật sản xuất là cỏ dại và bèo hoa dâu vì chúng cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng với lúa.
(2) Các loài sinh vật tiêu thụ ăn trực tiếp lúa cần có biện pháp ngăn chặn hoặc loại ra khỏi quần xã như: rệp lúa, chuột, ốc bươu vàng, cào cào, đỉa,…
(3) Rắn ăn chuột nên sự có mặt của rắn giúp bảo vệ lúa nước.
(4) Cào cào và sâu là thức ăn của chim nên việc loại bỏ chim sẽ giúp bảo vệ lúa nước.
А. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 5:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sơ đồ Hình 24.2 mô tả tóm tắt mối quan hệ của một số loài trong quần xã ruộng lúa nước. Quan sát sơ đồ và cho biết có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Trong mối quan hệ số (1) nếu A là lúa nước thì B là bèo hoa dâu.
(2) Mối quan hệ giữa chim sáo (loài A) và trâu (loài B) được minh hoạ như số (4).
(3) Nếu A là đĩa, B là bò thì mối quan hệ giữa các sinh vật này minh hoạ như số (2).
(4) Rắn và chuột có mối quan hệ như minh hoạ số (3).
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 6:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Trong quần xã ruộng lúa nước mà học sinh tham quan và trải nghiệm, loài ưu thế là sinh vật nào?
A. Con người.
B. Lúa nước.
C. Cỏ dại.
D. Ốc bươu vàng.
Câu 7:
Sử dụng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 24.1 đến 24.10.
Trong buổi tham quan, trải nghiệm thực tế kết hợp với nội dung thực hành tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên, các học sinh đã được tham quan một quần xã ruộng lúa nước (Hình 24.1). Thông qua ghi chép của học sinh cho thấy kết quả quan sát các loài có mặt trong quần xã ruộng lúa nước gồm: lúa nước, cỏ dại, trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu (thực vật cộng sinh với vi khuẩn lam), rệp lúa, đĩa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ,...
Sinh vật tiêu thụ của quần xã ruộng lúa nước gồm những sinh vật nào?
A. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, bèo hoa dâu, rệp lúa, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
B. Trâu, bò, cò, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp lúa, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
C. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
D. Trâu, bò, cò, cỏ dại, chim sáo, rắn, chuột, cá, sâu hại, rệp, đỉa, ếch, cua, vịt, cào cào, chuồn chuồn, ốc bươu vàng, chim sẻ.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận