Câu hỏi:
07/04/2025 75Bảng 25.2 là thông tin về các khu sinh học trên cạn (cột A) và đặc điểm của các khu sinh học này (cột B).
Bảng 25.2
A |
B |
1. Rừng nhiệt đới |
a. Phân bố nhiều ở vùng xích đạo và cận xích đạo, chủ yếu là cây cỏ và động vật ăn cỏ có kích thước lớn như bò rừng và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu. |
2. Sa mạc |
b. Đồng cỏ rộng lớn, nghèo về thành phần loài, chiếm ưu thế là các loài cỏ có kích thước thấp. Động vật sống theo đàn, chạy nhanh, chủ yếu là ăn cỏ như bò bison, ngựa rừng,... |
3. Savan |
c. Lượng mưa thấp và biến động mạnh, thực vật gồm những loài có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và khô hạn, động vật hoạt động vào ban đêm. |
4. Thảo nguyên |
d. Nhiệt độ và lượng mưa cao; đa dạng sinh học cao, thực vật phân thành nhiều tầng. |
Thông tin cột A phù hợp với cột B là
A. 1.d, 2.c, 3.b, 4.a.
B. 1.d, 2.a, 3.с, 4.b.
C. 1.d, 2.c, 3.a, 4.b.
D. 1.c, 2.d, 3.a, 4.b.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A |
B |
1. Rừng nhiệt đới |
d. Nhiệt độ và lượng mưa cao; đa dạng sinh học cao, thực vật phân thành nhiều tầng. |
2. Sa mạc |
c. Lượng mưa thấp và biến động mạnh, thực vật gồm những loài có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và khô hạn, động vật hoạt động vào ban đêm. |
3. Savan |
a. Phân bố nhiều ở vùng xích đạo và cận xích đạo, chủ yếu là cây cỏ và động vật ăn cỏ có kích thước lớn như bò rừng và các loài ăn thịt như sư tử, linh cẩu. |
4. Thảo nguyên |
b. Đồng cỏ rộng lớn, nghèo về thành phần loài, chiếm ưu thế là các loài cỏ có kích thước thấp. Động vật sống theo đàn, chạy nhanh, chủ yếu là ăn cỏ như bò bison, ngựa rừng,... |
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây là một hệ sinh thái?
A. Tất cả các con cá chép trong hồ nuôi.
B. Thực vật, động vật và sinh vật phân giải sống trên cánh đồng cỏ.
C. Tất cả các loài thực vật và động vật trên thảo nguyên trong thời kì hạn hán.
D. Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về sinh quyển và biện pháp bảo vệ sinh quyển là đúng?
(1) Sinh quyển là toàn bộ các quần xã sinh vật trong môi trường sống.
(2) Sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh.
(3) Quản lí và bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là biện pháp bảo vệ sinh quyển.
(4) Con người là nhân tố quyết định sự thành công trong bảo vệ sinh quyển.
A. 4.
В. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái?
(1) Trong hệ sinh thái thường xuyên có sự trao đổi trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh nên hệ sinh thái là một hệ thống kín.
(2) Trong giới hạn sinh thái nhất định, hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
(3) Đa số kích thước của một hệ sinh thái thường rất lớn.
(4) Giữa các hệ sinh thái không có sự trao đổi vật chất, chỉ có sự trao đổi năng lượng.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), 3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 4:
Đọc đoạn thông tin sau:
Trong một quần xã biển ở Nam Cực, sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật phù du, chúng là nguồn thức ăn của các động vật phù du, đặc biệt là tôm biển và thủy tao (động vật chân kiếm), tôm biển cũng có thể sử dụng thuỷ tao làm thức ăn. Các loài động vật phù du lại tiếp tục là thức ăn của các động vật ăn thịt như: động vật phù du ăn thịt, chim cánh cụt và cá. Tôm còn là thức ăn của loài hải cẩu ăn cua và cá voi Baleen. Mực ống cũng là động vật ăn thịt, chúng ăn cá, các động vật phù du ăn thịt và thủy tao. Cá cũng có thể ăn mực và động vật phù du ăn thịt. Tiếp theo, mực ống lại là thức ăn của hải cẩu voi, hải cẩu Leopard, chim cánh cụt và một số loài cá voi như cá voi răng nhỏ. Cá voi răng nhỏ sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như: hải cẩu ăn cua, chim, hải cẩu Leopard và hải cẩu voi. Khi con người đánh bắt cá và mực để làm thức ăn thì họ trở thành mắt xích của bậc dinh dưỡng cao nhất trong lưới thức ăn.
a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài có trong đoạn thông tin trên.
b) Với lưới thức ăn vừa vẽ được, hãy cho biết:
- Chuỗi thức ăn nào dài nhất? Có bao nhiêu mắt xích?
- Mắt xích nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất?
- Loài mực có bậc dinh dưỡng là bao nhiêu?
- Trong lưới thức ăn này, loài nào là sinh vật ăn tạp?
Câu 5:
Là các hệ sinh thái rất lớn, đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định được gọi là
A. sinh cảnh.
B. khu sinh học.
C. môi trường sống.
D. nhân tố vô sinh.
Câu 6:
Đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã tuần tự trong diễn thế sinh thái nguyên sinh?
A. Đồ thị D.
B. Đồ thị B.
C. Đồ thị A.
D. Đồ thị C.
Câu 7:
Yếu tố nào sau đây là thành phần vô sinh của hệ sinh thái?
A. Vi khuẩn.
B. Chiếc lá rụng.
C. Nấm.
D. Trùng roi.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận