Câu hỏi:
08/04/2025 20Khi tiến hành đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyển trên và trong khu rừng vào ngày hè, các nhà khoa học nhận thấy có sự thay đổi nồng độ chất này (Hình 25.10).
a) Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển có sự thay đổi như thế nào trong một ngày/đêm? Giải thích kết quả của sự thay đổi này.
b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) và trong khí quyển có giống nhau không? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a) Nồng độ CO2 trong khí quyển có sự thay đổi trong 1 ngày/đêm:
- Ban ngày, khoảng từ 6 giờ sáng đến 18 giờ (6 giờ tối), nồng độ CO2 trong bầu khí quyển thấp nhất trong ngày và tương đối ổn định. Vì khoảng thời gian này cây xanh quang hợp lấy CO2 nên nồng độ chất này giảm.
- Khoảng thời gian từ 18 giờ trở đi, nồng độ CO2 bắt đầu tăng dần. Khoảng thời gian từ 0 - 5 giờ sáng, nồng độ CO2 rất cao, sau đó có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là: Vào ban đêm, cây xanh không quang hợp nên không sử dụng CO2 trong khi đó hoạt động hô hấp của các sinh vật vẫn diễn ra nên thải một lượng lớn CO2 vào trong bầu khí quyển.
b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) cao hơn so với trong khí quyển. Vì các vi sinh vật tập trung ở tầng thảm, hoạt động hô hấp và phân giải thảm mục diễn ra mạnh mẽ nên nồng độ CO2 ở bề mặt này cao. Trong khi đó, ở trong khí quyển, giai đoạn từ giữa sáng đến chiều tối, hoạt động quang hợp của thực vật đã lấy đi một lượng lớn CO2 của khí quyển.
Đã bán 103
Đã bán 131
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây là một hệ sinh thái?
A. Tất cả các con cá chép trong hồ nuôi.
B. Thực vật, động vật và sinh vật phân giải sống trên cánh đồng cỏ.
C. Tất cả các loài thực vật và động vật trên thảo nguyên trong thời kì hạn hán.
D. Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 2:
Đọc đoạn thông tin sau:
Trong một quần xã biển ở Nam Cực, sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật phù du, chúng là nguồn thức ăn của các động vật phù du, đặc biệt là tôm biển và thủy tao (động vật chân kiếm), tôm biển cũng có thể sử dụng thuỷ tao làm thức ăn. Các loài động vật phù du lại tiếp tục là thức ăn của các động vật ăn thịt như: động vật phù du ăn thịt, chim cánh cụt và cá. Tôm còn là thức ăn của loài hải cẩu ăn cua và cá voi Baleen. Mực ống cũng là động vật ăn thịt, chúng ăn cá, các động vật phù du ăn thịt và thủy tao. Cá cũng có thể ăn mực và động vật phù du ăn thịt. Tiếp theo, mực ống lại là thức ăn của hải cẩu voi, hải cẩu Leopard, chim cánh cụt và một số loài cá voi như cá voi răng nhỏ. Cá voi răng nhỏ sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như: hải cẩu ăn cua, chim, hải cẩu Leopard và hải cẩu voi. Khi con người đánh bắt cá và mực để làm thức ăn thì họ trở thành mắt xích của bậc dinh dưỡng cao nhất trong lưới thức ăn.
a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài có trong đoạn thông tin trên.
b) Với lưới thức ăn vừa vẽ được, hãy cho biết:
- Chuỗi thức ăn nào dài nhất? Có bao nhiêu mắt xích?
- Mắt xích nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất?
- Loài mực có bậc dinh dưỡng là bao nhiêu?
- Trong lưới thức ăn này, loài nào là sinh vật ăn tạp?
Câu 3:
Là các hệ sinh thái rất lớn, đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định được gọi là
A. sinh cảnh.
B. khu sinh học.
C. môi trường sống.
D. nhân tố vô sinh.
Câu 4:
Đồ thị nào sau đây mô tả đúng kết quả của quá trình biến đổi quần xã tuần tự trong diễn thế sinh thái nguyên sinh?
A. Đồ thị D.
B. Đồ thị B.
C. Đồ thị A.
D. Đồ thị C.
Câu 5:
Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Rạn san hô.
B. Bể cá cảnh.
C. Vườn hoa.
D. Cánh đồng lúa.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ sinh thái?
(1) Trong hệ sinh thái thường xuyên có sự trao đổi trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh nên hệ sinh thái là một hệ thống kín.
(2) Trong giới hạn sinh thái nhất định, hệ sinh thái có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
(3) Đa số kích thước của một hệ sinh thái thường rất lớn.
(4) Giữa các hệ sinh thái không có sự trao đổi vật chất, chỉ có sự trao đổi năng lượng.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), 3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 7:
Quan sát thông tin về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái trong Hình 25.1 và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số lượng cá thể trong các loài sinh vật tiêu thụ lớn hơn sinh vật sản xuất.
(2) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các sinh vật tiêu thụ của hệ sinh thái.
(3) Sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái ăn sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ bậc thấp hơn.
(4) Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng quang hợp trong hệ sinh thái.
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận