Câu hỏi:

08/04/2025 82 Lưu

Hình 25.12a và 25.12b thể hiện sự ảnh hưởng của lượng mưa và nhiệt độ đến năng suất sơ cấp tinh (là lượng năng lượng được tổng hợp bởi các sinh vật tự dưỡng trừ đi lượng tiêu hao do hô hấp của thực vật).

Lượng mưa trung bình năm đã ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp tinh như thế nào? Giải thích. (ảnh 1) 

a) Lượng mưa trung bình năm đã ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp tinh như thế nào? Giải thích.

b) Việc tăng nhiệt độ trung bình năm có thể làm cho sự tích luỹ carbon trong hệ sinh thái giảm đi không? Giải thích.

c) Tại sao trong điều kiện giống nhau về lượng mưa (Hình 25.12a) hoặc nhiệt độ (Hình 25.12b) có sự khác nhau về năng suất sơ cấp? Giải thích.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

a)

- Năng suất sơ cấp tinh tăng khi lượng mưa trung bình hằng năm tăng. Tuy nhiên, khi lượng mưa trung bình năm khoảng 2 400 mm trở lên mỗi năm thì năng suất sơ cấp không tăng lên nữa mà có xu hướng giảm đi.

- Năng suất sơ cấp tinh có thể giảm ở mức lượng mưa rất cao vì nhiều lí do:

+ Mây che phủ trong thời gian dài làm giảm lượng ánh sáng mặt trời sẵn có.

+ Lượng mưa lớn làm mất đi chất dinh dưỡng từ đất.

+ Hàm lượng nước trong đất cao dẫn đến tình trạng thiếu oxygen gây stress cho cả thực vật và sinh vật phân huỷ.

b) Việc tăng nhiệt độ trung bình năm có thể làm cho sự tích luỹ carbon trong hệ sinh thái giảm đi vì: Mặc dù dựa vào đồ thị có thể thấy năng suất sơ cấp tinh tăng tỉ lệ thuận theo nhiệt độ trung bình hằng năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc lưu trữ carbon của hệ sinh thái cũng như vậy. Sự mất mát carbon từ hệ sinh thái do hô hấp của các sinh vật dị dưỡng cũng tăng lên ở nhiệt độ ấm hơn, do đó lượng carbon có thể bị thất thoát đi nhiều hơn là lượng cacbon được tích luỹ.

c)

- Trong cùng nhiệt độ, ví dụ ở cùng nhiệt độ 25 °C năng suất sơ cấp dao động từ 5 - 15 Mg C/ha/năm là do các yếu tố khác ảnh hưởng như lượng mưa. Ở vùng có lượng mưa cao hơn thì năng suất sơ cấp cao hơn và ngược lại. Tương tự, mặc dù cùng giá trị lượng mưa, ví dụ ở khoảng 2000 mm nhưng nhiệt độ khác nhau cho năng suất sơ cấp có thể 10 hay 16 Mg C/ha/năm.

- Có sự tác động tổng hợp của cả hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa lên thực vật. Nhiệt độ làm tăng tốc độ thoát hơi nước và nhu cầu nước của thực vật. Nếu nhiệt độ cao nhưng lượng nước cung cấp cho cây thấp thì năng suất sơ cấp sẽ thấp. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì tốc độ quang hợp và năng suất thấp bất kể nguồn nước có sẵn hay không.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Tất cả các con cá chép trong hồ nuôi chỉ gồm quần xã sinh vật không có sinh cảnh nên không phải là hệ sinh thái.

B. Sai. Thực vật, động vật và sinh vật phân giải sống trên cánh đồng cỏ chỉ gồm quần xã sinh vật không có sinh cảnh nên không phải là hệ sinh thái.

C. Sai. Tất cả các loài thực vật và động vật trên thảo nguyên trong thời kì hạn hán chỉ gồm quần xã sinh vật không có sinh cảnh nên không phải là hệ sinh thái.

D. Đúng. Tất cả các sinh vật và môi trường vô sinh của chúng trong rừng mưa nhiệt đới là một hệ sinh thái vì bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và môi trường sống của nó (sinh cảnh), trong đó, sinh vật tương tác với nhau và tác động qua lại với môi trường sống tạo nên các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Cây cỏ - bậc dinh dưỡng số 1 có 10100 Kcal.

- Đại bàng thuộc bậc dinh dưỡng số 5.

→ Nếu hiệu suất sinh thái là 10% thì đại bàng nhận được:

10100 × (10%)4 = 1,01 Kcal.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP