Câu hỏi:
25/04/2025 48Questions 41-45: Which of the following best restates each of the given sentences?
“I’m traveling to Ha Long Bay next Sunday,” said Linda.
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Câu tường thuật
Dịch: Linda nói: “Chủ nhật tới tôi sẽ đi du lịch Vịnh Hạ Long”.
A. Linda nói rằng cô ấy sẽ đi du lịch Vịnh Hạ Long vào Chủ nhật tuần sau.
Câu tường thuật lại 1 câu kể: S + told (sb)/ said (to sb) + (that) + S + V (lùi thì).
=> Đáp án đúng.
B. Linda nói rằng cô ấy sẽ đi du lịch Vịnh Hạ Long vào Chủ Nhật tới.
=> Sai. Chưa đổi trạng từ chỉ thời gian. Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp ta cần đổi trạng từ chỉ thời gian: next week/day/month,... => the following day/week/month,...
C. Linda nói rằng chủ nhật tuần sau tôi sẽ đi Vịnh Hạ Long.
=> Sai. Chưa đổi đại từ nhân xưng. Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp ta cần đổi đại từ nhân xưng: I => he/she
D. Linda nói rằng cô ấy sẽ đi du lịch Vịnh Hạ Long vào Chủ nhật tới.
=> Sai. Ngôi thứ ba số ít sẽ đi với động từ “to be” dạng số ít.
Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Rachel didn’t work hard. That’s why she did badly at her studies.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu điều kiện
Dịch: Rachel đã không học hành chăm chỉ. Đó là lí do tại sao cô ấy học kém.
A. Nếu Rachel học hành chăm chỉ, cô ấy đã học kém.=> Sai về nghĩa
B. Nếu Rachel học hành chăm chỉ, cô ấy thậm chí sẽ học tốt. => Đúng về nghĩa, tuy nhiên câu này sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1, nêu ra một giả định có khả năng xảy ra ở thì hiện tại. Câu gốc sử dụng thì quá khứ. => loại
C. Nếu Rachel học hành chăm chỉ, cô ấy có thể học tốt hơn nữa. => Đúng về nghĩa, tuy nhiên câu này sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2, nêu ra một giả định trái với thực tế ở thì hiện tại. Ở câu gốc, hành động của Rachel xảy ra trong quá khứ. => loại
D. Nếu Rachel học hành chăm chỉ, cô ấy đã có thể học tốt. => Đáp án đúng. Câu này sử dụng câu điều kiện hỗn hợp 3-2, nêu ra một giả định trái với thực tế trong quá khứ và kết quả ở hiện tại.
Cấu trúc: If + S1 + had + V1(p2), S2 + would + V2.
Chọn D.
Câu 3:
The truck is practically as cheap as the van.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu so sánh
Dịch: Chiếc xe tải thực tế thì cũng rẻ như chiếc xe van.
A. Chiếc xe van đắt hơn chiếc xe tải. => Sai về nghĩa. Cấu trúc so sánh hơn: S1 + V1 + Adj/Adv + -er / more + Adj/Adv + than + S2.
B. Chiếc xe tải cũng thực tế như chiếc xe van. => Sai về nghĩa. Cấu trúc so sánh ngang bằng: S1 + V1 + (not) + as + Adj/Adv + as + S2 + (V2)
C. Chiếc xe van và chiếc xe tải có giá như nhau => Đúng nghĩa với câu gốc
D. Chiếc xe tải đắt hơn chiếc xe van một chút. => Sai về nghĩa
Chọn C.
Câu 4:
Explosives are used for catching fish and other sea animals.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu bị động
Dịch: Các loại chất nổ được sử dụng để đánh bắt cá và các động vật biển khác.
A. Mọi người sử dụng các loại chất nổ để đánh bắt cá và các động vật biển khác. => Đáp án đúng, sát nghĩa câu gốc.
B. Mọi người đánh bắt cá và các động vật biển khác bằng cách sử dụng các loại chất nổ. => Đúng về nghĩa, tuy nhiên sau giới từ “by” phải dùng danh từ hoặc V-ing => sai ở “use”
C. Câu này không rõ nghĩa vì sai ngữ pháp ở “explosive used”
D. Cá và các động vật biển khác bị đánh bắt để sử dụng các loại chất nổ. => Sai về nghĩa
Chọn A.
Câu 5:
It’s unlikely to rain this afternoon.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Động từ khuyết thiếu
Dịch: Chiều nay ít có khả năng mưa.
A. Chiều nay trời không được phép khô ráo. => Sai về nghĩa.
B. Chiều nay không có cách nào trời mưa được.
=> Sai về mức độ chắc chắn. Câu gốc nghĩa là khả năng mưa thấp chứ không phải chắc chắn không mưa.
C. Buổi chiều có thể ẩm ướt. => Sai về nghĩa.
D. Có thể chiều nay sẽ không mưa. => Đáp án đúng, sát nghĩa nhất với câu gốc.
Chọn D.
Dịch bài đọc:
Ô nhiễm thải ra từ các khu vực công nghiệp là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh. Chúng ta có khuynh hướng tin rằng quá trình sản xuất là nguồn duy nhất gây ra thiệt hại về môi trường và thường quên đi những ảnh hưởng lâu dài có thể xảy ra của các hoạt động sản xuất có hại. Chúng ta có thể nghĩ rằng việc đóng cửa các khu công nghiệp lớn này sē cải thiện chất lượng môi trường. Thật không may, điều này đã bỏ qua mối đe dọa về lượng rác thải còn sót lại, bị bỏ đi và không được lưu chứa đúng cách. Nó còn là mối nguy hiểm lớn hơn vì nó bị bỏ quên khi nó phân hủy và ngấm vào lòng đất mà không có bất kỳ sự kiểm soát nào.
Những thay đổi về thành phần hóa học của nước do ô nhiễm nước bề mặt có thể ảnh hưởng đến tất cả các cấp độ của hệ sinh thái. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật bậc thấp trong chuỗi thức ăn và do đó ảnh hưởng đến sự sẵn có của thức ăn trong chuỗi thức ăn. Nó có thể gây tổn hại đến sức khỏe của vùng đất ngập nước và làm tổn hại đến khả năng hỗ trợ hệ sinh thái khỏe mạnh, kiểm soát lũ lụt và lọc các chất ô nhiễm khỏi dòng nước mưa. Sức khỏe của động vật và con người bị ảnh hưởng khi uống hoặc tắm trong nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sinh vật sống trong nước, như cá và động vật có vỏ, có thể tích tụ và tập trung các chất ô nhiễm trong cơ thể chúng. Khi các động vật khác hoặc con người ăn các sinh vật này, chúng/họ sẽ hấp thụ lượng chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với khi chúng/họ tiếp xúc trực tiếp với chất ô nhiễm ban đầu.
Chất ô nhiễm trong đất có thể gây hại cho cây trồng khi rễ của chúng hút chất ô nhiễm. Ăn, hít thở vào hoặc chạm vào đất bị ô nhiễm, cũng như ăn thực vật hoặc động vật có chứa chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và động vật.
Ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ khi các chất ô nhiễm bị hấp thụ từ phổi vào các cơ quan khác của cơ thể. Một số chất gây ô nhiễm không khí cũng có thể gây hại cho động vật và người khi chúng tiếp xúc với da. Cây cối sống dựa vào quang hợp để phát triển và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm di chuyển trong không khí.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án ( Đề 8)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận