Câu hỏi:
26/04/2025 33Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25:
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái nếu được “xoa dịu”. Và thậm chí còn không thể ý thức rằng mình đang “đùn đẩy” cho người khác, phụ thuộc vào người đó. Bởi vì khi đó, con người không tự đối mặt với vấn đề, không tự mình suy nghĩ, cũng không tự mình hành động.
Đến đây tôi mong các bạn có thể nhận ra rằng nhờ cậy người khác và đùn đẩy cho họ tưởng như giống nhau nhưng thực ra lại là hai khái niệm riêng biệt.
Mong muốn được ai đó “xoa dịu” không đem lại cho bạn hướng giải quyết. Tôi đã lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần, nhưng đương nhiên bạn vẫn có thể nhờ người khác giúp đỡ để giải quyết vấn đề. không ai bắt bạn phải làm tất cả mọi việc cả.
Trên đời này, đôi khi bạn không thể giải quyết mọi vấn đề mà chỉ dựa vào sức mình, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được hoàn toàn ỷ lại vào họ thậm chí có những người còn muốn người khác giải quyết luôn vấn đề cho mình. Ví dụ bạn lên taxi và nói với tài xế: “Anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?”.
Nếu bạn nói như vậy, có lẽ tài xế cũng không biết phải đáp thế nào. Có thể người tài xế nào đó sẽ vui vẻ lái chầm chậm vòng quanh vài phút và cho bạn xuống ở nơi thích hợp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự xoa dịu tạm thời. Trước khi lên xe, bạn nên suy nghĩ nơi mình muốn đến, bạn cần có định hướng cho mình: nhờ người khác giúp đỡ để vượt qua hay ỷ lại hoàn toàn vào người khác.
Việc mong muốn được giúp đỡ và được xoa dịu hoàn toàn khác nhau. Trước đây có lần tôi cũng từng mong muốn được người khác giải quyết hộ tất cả mọi việc, nhưng một người thầy đáng kính đã khiến tôi thực sự bất ngờ.
(Mari Tamagawa, Mặc kệ thiên hạ - sống như người Nhật)
Theo tác giả, mong muốn được “xoa dịu” dẫn đến điều gì?
Quảng cáo
Trả lời:
- Trong đoạn văn, tác giả sử dụng cụm từ “mong muốn được xoa dịu” để chỉ tâm lí của một người khi gặp vấn đề, họ không muốn đối mặt hay tự giải quyết mà chỉ muốn ai đó làm họ cảm thấy dễ chịu tạm thời. Đây là hành động dựa dẫm vào người khác để tránh phải chịu trách nhiệm hay giải quyết vấn đề tận gốc.
- Tác giả khẳng định rằng: Mong muốn được “xoa dịu” không mang lại hướng giải quyết cho vấn đề. Nó khiến con người không tự đối mặt, không tự suy nghĩ, không tự hành động để vượt qua khó khăn. Thay vào đó, họ trở nên phụ thuộc vào người khác, trông chờ người khác giải quyết vấn đề cho mình.
→ Chọn C.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau:
Lời giải của GV VietJack
- Câu sử dụng hình ảnh “những ngọn núi lớn” để ẩn dụ cho “những vấn đề trong cuộc sống”. Đây là biện pháp ẩn dụ, vì ngọn núi và vấn đề không giống nhau về bản chất, nhưng được liên kết qua sự tương đồng về tính chất (ngọn núi cao lớn, khó vượt qua giống như những vấn đề khó khăn cản trở cuộc sống).
- Hình ảnh ngọn núi được dùng để ẩn dụ cho những vấn đề lớn trong cuộc sống, giúp người đọc dễ hình dung và cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của câu.
→ Chọn C.
Câu 3:
Ví dụ về việc “lên taxi và nói với tài xế: Anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?” nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
Ví dụ về việc “lên taxi và nói với tài xế: Anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?” nhằm mục đích minh họa việc phụ thuộc vào người khác mà không có định hướng. Chọn A.
Câu 4:
Cụm từ “xoa dịu tạm thời” trong đoạn văn có thể hiểu là gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Qua đoạn văn, tác giả muốn khuyên bạn điều gì?
Lời giải của GV VietJack
- Tác giả nhấn mạnh sự khác biệt giữa nhờ cậy người khác để giải quyết vấn đề và phụ thuộc hoàn toàn vào họ.
- Tác giả cho rằng việc nhờ sự giúp đỡ là cần thiết, nhưng bạn không nên hoàn toàn ỷ lại hoặc “đùn đẩy” trách nhiệm cho người khác.
- Thông điệp này được làm rõ qua các ví dụ:
+ Mong muốn được “xoa dịu” không giúp bạn tìm được hướng giải quyết thực sự.
+ Trước khi nhờ ai đó giúp đỡ, bạn cần có định hướng rõ ràng và chịu trách nhiệm với vấn đề của mình.
→ Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Câu 5:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 6)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận