Câu hỏi:
26/04/2025 34Questions 41-45: Which of the following best restates each of the given sentences?
“May I see your passport, Mrs. Scott?”, said the customs officer.
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Câu tường thuật
Dịch: “Tôi có thể xem hộ chiếu của bà được không, bà Scott?”, nhân viên hải quan nói.
A. Nhân viên hải quan yêu cầu được xem hộ chiếu của bà Scott. => Đáp án đúng, sát nghĩa câu gốc. Cấu trúc “ask to do sth”: yêu cầu sự cho phép để được làm gì.
B. Nhân viên hải quan gợi ý cùng xem hộ chiếu của bà Scott => Sai về nghĩa. Cấu trúc “suggest doing sth”: đưa ra một gợi ý để mọi người cùng xem xét.
C. Nhân viên hải quan yêu cầu bà Scott xem hộ chiếu của anh ta. => Sai về nghĩa. Cấu trúc “ask sb to do sth”: yêu cầu ai làm gì
D. Nhân viên hải quan hứa là sẽ cho bà Scott xem hộ chiếu của anh ta. => Sai về nghĩa. Cấu trúc “promise to do sth”: hứa sẽ làm gì
Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
If it hadn’t been for his carelessness, we would have finished the work.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu điều kiện
Dịch: Nếu không phải vì sự bất cẩn của anh ta, chúng tôi đã hoàn thành công việc rồi.
A. Anh ta đã bất cẩn bởi vì chúng tôi đã không hoàn thành công việc trước đó. => Sai về nghĩa. Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành “S + had + V(p2) + O” diễn tả một sự việc đã xảy ra trước một thời điểm hoặc một hành động khác trong quá khứ.
B. Nếu anh ta đã cẩn thận thì chúng tôi đã hoàn thành công việc. => Đáp án đúng, sát nghĩa câu gốc. Cấu trúc câu điều kiện loại 3 “If + S1 + had + V1(p2), S2 + would/could/might + have + V2(p2)” diễn tả một giả định trái với thực tế đã xảy ra trong quá khứ.
C. Nếu anh ta cẩn thận, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc. => Sai về thì so với câu gốc. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 “If + S1 + V1(ed), S2 + would/could/should + V2” diễn tả một giả định trái với thực tế ở thì hiện tại.
D. Bởi vì anh ta đã không bất cẩn, chúng tôi đã không hoàn thành công việc. => Sai về nghĩa.
Chọn B.
Câu 3:
Her mother cooks much better than her.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu so sánh
Dịch: Mẹ cô ấy nấu ăn ngon hơn cô ấy nhiều.
A. Mẹ cô ấy sẽ là người nấu ăn giỏi nhất trong gia đình cô ấy. => Sai về nghĩa. Ngoài ra, nghĩa phổ biến thường gặp của từ “cooker” là “nồi hoặc bếp để nấu ăn”.
Cấu trúc so sánh hơn nhất: S + V + (not) + the + Adj/Adv + -est/ most + Adj/Adv + N.
B. Mẹ cô ấy là đầu bếp giỏi nhất hơn cô ấy => Đáp án sai vì vừa sử dụng cấu trúc so sánh hơn vừa sử dụng cấu trúc so sánh hơn nhất.
C. Cô ấy nấu ăn giỏi hơn mẹ cô ấy nhiều. => Sai về nghĩa và thì so với câu gốc. Cấu trúc so sánh hơn: S1 + V1 + (not) + Adj/Adv + -er / more + Adj/Adv + than + O/ N/ Pronoun/ S2 + V2.
D. Cô ấy không nấu ăn giỏi như mẹ cô ấy. => Đáp án đúng. Cấu trúc so sánh ngang bằng: S1 + V1 + (not) + as + Adj/Adv + as + O/ N/ Pronoun/ S2 + V2.
Chọn D.
Câu 4:
They will ask Mia a lot of questions at the interview.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu bị động
Dịch: Họ sẽ hỏi Mia nhiều câu hỏi trong buổi phỏng vấn.
A. Mia sẽ hỏi nhiều câu hỏi trong buổi phỏng vấn. => Sai về nghĩa. Mia không phải người hỏi.
B. Mia sẽ được hỏi nhiều câu trong buổi phỏng vấn bởi họ. => Đáp án đúng, sát nghĩa câu gốc.
C. Nhiều câu hỏi sẽ được hỏi Mia trong buổi phỏng vấn bởi người quản lý. => Sai. Trong câu gốc không có thông tin “người quản lý”, và câu này cần một giới từ đứng trước “Mia”.
D. Nhiều câu hỏi sẽ bị hỏi bởi Mia trong buổi phỏng vấn bởi người quản lý.=> Sai vì không có thông tin “người quản lý” trong câu gốc và trong câu này có 2 chủ thể của hành động hỏi là “Mia”
và “người quản lý”.
Chọn B.
Câu 5:
I’m sure it wasn’t Mr. Phong you saw because he’s on business in Hanoi.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Động từ khuyết thiếu
Dịch: Tôi chắc chắn người bạn đã nhìn thấy không phải ông Phong vì ông ấy đang có chuyến công tác ở Hà Nội.
A. Người bạn nhìn thấy có thể là ông Phong vì ông ấy đang có chuyến công tác ở Hà Nội. => Sai về nghĩa.
B. Không có cấu trúc “mustn’t have + V(p2)”
C. Người bạn nhìn thấy không thể là ông Phong vì ông ấy đang có chuyến công tác ở Hà Nội. => Đáp án đúng, sát nghĩa câu gốc. Cấu trúc “can’t have + V(p2)” dùng để diễn đạt một hành động chắc chắn không thể xảy ra trong quá khứ.
D. Ông Phong đang có chuyến công tác ở Hà Nội, vậy nên bạn có thể đã nhìn thấy ông ấy. => Sai về nghĩa. Cấu trúc “might have + V(p2)” nói đến một hành động có khả năng đã xảy ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn.
Chọn C.
Dịch bài đọc:
Ở đồng bằng sông Cửu Long, làng Long Định ở tỉnh Tiền Giang nổi tiếng với nghề dệt chiếu hoa truyền thống. Chiếu chất lượng cao trở nên phổ biến trong nước, và chúng cũng được xuất khẩu sang các thị trường trên toàn thế giới bao gồm cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mȳ.
Mặc dù nơi đây đã có tiếng với nghề truyền thống này từ lâu, nghề dệt chiếu chỉ mới bắt đầu ở đây khoảng 50 năm trước. Nó được giới thiệu lần đầu tiên bởi những người nhập cư từ Kim Sơn, một làng dệt chiếu nổi tiếng ở tỉnh phía bắc Ninh Bình. Tuy nhiên, kȳ thuật dệt chiếu cói ở Long Định, so với những nơi khác ở miền Nam, có phần khác biệt. Chiếu thương hiệu Long Định dày hơn và có màu sắc và hoa văn thu hút hơn. Dệt chiếu cói tương tự như trồng lúa. Làm chiếu Long Định chủ yếu diễn ra trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4). Thợ dệt phải làm việc chăm chỉ nhất vào tháng 5 và tháng 6, nếu không, khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 7, họ sē phải ngừng hoàn thiện sản phẩm cho đến mùa khô tiếp theo. Dù cho công việc này đòi hỏi cao như thế nào, những người thợ dệt chiếu Long Định vẫn gắn bó với nghề này, vì nó mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa.
Nghề này cung cấp việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Hiện nay, gần 1.000 hộ gia đình ở làng Long Định sống bằng nghề dệt chiếu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, thợ dệt chiếu Long Định đã tạo ra nhiều sản phẩm hơn ngoài chiếu cói truyền thống. Đặc biệt, họ đang sản xuất một loại chiếu mới được làm từ thân cây lục bình khô, một nguyên liệu phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhờ được quy hoạch và đầu tư hơn nữa, nghề dệt chiếu thực sự đã mang lại thu nhập cao hơn cho người dân địa phương. Mức sống của họ đã được cải thiện đáng kể, dẫn đến điều kiện tốt hơn cho cả làng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Câu 4:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 6)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận