Câu hỏi:
27/04/2025 17Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25:
Trong lí thuyết tương đối rộng cổ điển người ta không thể tiên đoán được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào bởi vì mọi định luật khoa học đã biết đều không đúng tại điểm kì dị của vụ nổ lớn. Vũ trụ có thể bắt đầu từ một trạng thái rất đồng nhất và trật tự, điều này sẽ dẫn đến mũi tên nhiệt động học và vũ trụ học xác định của thời gian như chúng ta quan sát. Song vũ trụ có thể hoàn toàn bắt đầu từ một trạng thái rất không đồng nhất và vô trật tự. Trong trường hợp này vì vũ trụ đã ở trong trạng thái rất vô trật tự rồi, cho nên vô trật tự không thể tăng theo thời gian nữa. Vô trật tự hoặc không thay đổi, lúc này không tồn tại mũi tên nhiệt động học xác định của thời gian, hoặc giảm đi, lúc này mũi tên nhiệt động học của thời gian chỉ hướng ngược lại của mũi tên vũ trụ học. Các khả năng này không phù hợp với điều ta quan sát được. Song ở đây lí thuyết tương đối rộng cổ điển tự tiên đoán sự sụp đổ của mình. Khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn, các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử trở nên quan trọng và lí thuyết cổ điển không còn mô tả tốt vũ trụ được nữa. Để hiểu được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào, ta phải sử dụng một lí thuyết hấp dẫn lượng tử.
(Stephen Hawking, Lược sử thời gian (Cao Chi, Phạm Văn Thiều biên dịch),
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2022)
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích tập trung vào luận điểm: “Trong lí thuyết tương đối rộng cổ điển người ta không thể tiên đoán được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, đoạn văn đã nhấn mạnh rằng các định lí khoa học hiện tại không áp dụng khi vũ trụ bắt đầu từ điểm kì dị này, do đó lí thuyết này không thể tiên đoán được sự khởi đầu của vũ trụ. Trong phần cuối, đoạn văn còn nói rõ rằng để hiểu được sự bắt đầu của vũ trụ, cần phải sử dụng lí thuyết hấp dẫn lượng tử, vì lí thuyết cổ điển không còn hiệu quả khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn.
=> Các ý này xoay quanh nội dung trình bày những hạn chế của lí thuyết tương đối rộng cổ điển trong việc giải thích sự bắt đầu của vũ trụ. Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Đoạn trích khẳng định: “mọi định luật khoa học đã biết đều không đúng tại điểm kì dị của vụ nổ lớn”. Như vậy, lí thuyết tương đối rộng cổ điển không thể tiên đoán sự bắt đầu của vũ trụ tại điểm kì dị của vụ nổ lớn, vì tại điểm này các định lí khoa học hiện có không còn áp dụng được. Chọn D.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Cụm từ “vô trật tự” trong đoạn trích trên biểu thị sự thiếu đồng nhất trong vũ trụ, cụ thể là trong giai đoạn đầu của vũ trụ, khi mọi thứ còn chưa có sự sắp xếp hay tổ chức rõ ràng. Đoạn trích đề cập đến khả năng vũ trụ có thể bắt đầu từ một trạng thái vô trật tự, tức là từ một trạng thái hỗn loạn, không đồng nhất với các yếu tố vật chất và năng lượng phân bố một cách ngẫu nhiên. Chọn C.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Đáp án A đúng vì đoạn trích có đề cập “Vô trật tự hoặc không thay đổi, lúc này không tồn tại mũi tên nhiệt động học xác định của thời gian”. Trạng thái hỗn loạn tức là trạng thái không đồng nhất và vô trật tự được đề cập trong đoạn trích trên. Lúc này, “không tồn tại mũi tên nhiệt động học”. Đáp án A xác định có tồn tại mũi tên nhiệt động học là thông tin không chính xác. Chọn A.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn trích, có một phần nói rằng khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn, lí thuyết tương đối rộng cổ điển không còn áp dụng được vì các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử trở nên quan trọng. Điều này có nghĩa là khi vũ trụ ở trạng thái cực kì đặc biệt, ví dụ như gần điểm kì dị (singularity) của vụ nổ lớn, lí thuyết cổ điển không thể mô tả chính xác được các hiện tượng vật lí, và cần phải có lí thuyết hấp dẫn lượng tử để hiểu rõ hơn về vũ trụ lúc đó. Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án ( Đề 8)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận