Câu hỏi:
19/05/2025 32(2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Sau này làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một câu bé lang thang, đi học. Tôi đã theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.”
(Trích Đôi giày ba ta màu xanh, Hàng Chức Nguyên,
Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a. Chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của nhân vật “tôi” dành cho Lái – một cậu bé lang thang?
b. Tại sao khi được tặng giày, nhân vật Lái không xỏ vào chân đi mà “cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng”?
c. Câu chuyện trên khiến ta liên tưởng đến một câu nói của nhà văn Mĩ Hellen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho dến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Từ đó, em rút ra bài học gì cho mình?
Quảng cáo
Trả lời:
a. Các chi tiết thể hiện sự quan tâm của nhân vật “tôi” dành cho Lái là:
- Đi theo Lái khắp các đường phố
- Mua đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái vào ngày đầu tiên Lái đến lớp học.
b. Lái không xỏ vào chân mà buộc 2 chiếc lại, đeo vào cổ là vì cậu vô cùng vui sướng khi được tặng món quà quý giá mà bản thân đã ước mơ bấy lâu.
c. Gợi ý:
- Phải biết trân trọng những gì mà chúng ta đang có bởi đó là nỗ lực, là tình yêu thương của cha mẹ, của thầy cô, những người xung quanh.
- Cuộc sống còn rất nhiều người bất hạnh, cần biết mở lòng yêu thương và giúp đỡ cho những người không may mắn ấy.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
(3,0 điểm) Bài thơ Lửa đèn của Phạm Tiến Duật có đoạn:
“Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.”
a. Trong câu thơ: “Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu/Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng”, có hai từ “chạm”. Em hãy giải nghĩa từng từ “chạm” đó và cho biết đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm?
b. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về những dòng thơ trên.
Câu 3:
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
Câu 4:
Dấu phẩy trong câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành” dùng để làm gì?
Câu 5:
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận