Câu hỏi:
20/05/2025 25(3,0 điểm) Khép lại bài thơ Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh viết:
“Đi qua thời thơ ấu
Bao điều bay đi
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
a. Người cha trong đoạn thơ trên muốn nhắn nhủ với con điều gì khi con sắp lên bảy tuổi?
b. Lên bảy tuổi, bạn nhỏ bước vào lớp Một, bắt đầu quãng đời học sinh với bao hi vọng và niềm tin của cha mẹ. Thời gian trôi nhanh, giờ bạn đã là học sinh lớp 5. Hãy đóng vai bạn nhỏ ấy, viết cho bố một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để kể về những “khó khăn” và những điều “hạnh phúc” mình đã có trong năm năm qua.
Quảng cáo
Trả lời:
a. (1,0 điểm)
- Cha muốn nhắc con về sự thay đổi của cuộc sống xung quanh: thế giới cổ tích
diệu kì của tuổi thơ không còn nữa, mọi thứ hiện thực hơn, khó khăn hơn. (0,5
điểm)
- Cha cũng mong con mạnh mẽ, trưởng thành để giành lấy hạnh phúc từ chính khả năng của bản thân. (0,5 điểm)
b. (2,0 điểm) Đoạn văn nêu cảm nhận của học sinh về nội dung, nghệ thuật của
đoạn thơ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm):
- Đảm bảo hình thức trình bày của một bức thư: có thời gian địa điểm gửi thư, lời chào, nội dung thư, kết thúc và kí tên.
- Lời văn ngắn gọn, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy
- Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm):
Bên cạnh các nội dung cố định (thời gian địa điểm viết thư, lời chào, kết thúc, kí tên), thư có thể gồm các nội dung sau:
- Lời hỏi thăm bố.
- Gợi nhớ về lời dặn của bố năm năm trước.
- Kể về sự trưởng thành của con bây giờ: những khó khăn con đã phải đối diện, những niềm vui và hạnh phúc do con tự kiếm tìm, tạo dựng (trong học tập, trong
cuộc sống bên gia đình...).
- Lòng biết ơn với tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ.
- Lời hứa sẽ tiếp tục cố gắng để trưởng thành hơn, không phụ lòng cha mẹ.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Có bao nhiêu đại từ trong đoạn văn sau đây?
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng.”
Câu 3:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 4:
Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau?
“Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn”
Câu 5:
Câu 6:
(2,0 điểm) Cho các câu văn:
(1) Cánh hoa rung rinh, vẫy vẫy như mời gọi trăng vàng xuống chơi.
(2) Và khi trăng lên, cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt ngào, dịu mát.
(3) Những cánh hoa mỏng mảnh rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao.
(4) Chiếc thuyền hoa chòng chành hòa mình với màu tím của nước chiều.
(5) Từng chùm hoa tim tím lắc lư theo chiều gió.
(6) Mấy chú cá rô tưởng mồi ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những con thuyền tím.
(7) Mùa khế ra hoa.
a. Sắp xếp các câu văn trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Đặt tên cho đoạn văn đó.
b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp tu từ đó đã góp phần thể hiện vẻ đẹp gì của những chùm hoa khế?
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận