Câu hỏi:
20/05/2025 0Trong bài “Quê hương”, tác giả Nguyễn Đình Huân có viết:
“Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về."
Bằng việc nêu tác dụng của biện pháp so sánh, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong đoạn thơ trên. (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.)
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung và hình thức của đoạn văn cần viết.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Học sinh cần nêu được tác dụng của biện pháp so sánh để làm nổi bật nội dung của bốn câu thơ.
- Tác giả so sánh quê hương với những hình ảnh vừa quen thuộc, gần gũi nhưng đầy ý nghĩa và thiêng liêng.
+ Quê hương được liên tưởng đến cánh đồng lúa chín vàng với hương thơm mát
à Gợi lên một vùng quê vừa thanh bình, trù phú nhưng rất đỗi thân quen.
+ Nhắc đến quê hương, còn gợi nhớ đến "dáng mẹ yêu" tần tảo, sớm hôm vất vả nuôi con khôn lớn.
à Tình cảm thiêng liêng, cao quý.
à Từ đó, ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc và nỗi nhớ da diết của tác giả khi phải xa nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Đoạn văn tham khảo:
Trong đoạn thơ trích từ bài “Quê hương” của Nguyễn Đình Huân, biện pháp so sánh được sử dụng tài tình để khắc họa hình ảnh quê hương vừa gần gũi, thân thương vừa thiêng liêng, sâu sắc. Tác giả so sánh quê hương với “cánh đồng vàng” với hương lúa chín thơm ngát gợi lên một vùng quê thanh bình, trù phú, nơi những vụ mùa no đủ thấm đẫm mồ hôi và tình yêu đất đai. Hình ảnh “dáng mẹ yêu” với “áo nâu nón lá liêu xiêu đi về” được ví như biểu tượng của quê hương, toát lên vẻ tần tảo, hy sinh thầm lặng, nuôi dưỡng con cái khôn lớn. Qua đó, biện pháp so sánh không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, thân quen của quê hương mà còn khơi gợi tình cảm thiêng liêng, sâu đậm trong lòng người đọc. Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn và nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa cách chốn quê. Những hình ảnh này như một bức tranh sống động, mãi in sâu trong tâm hồn mỗi người con xa xứ.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
PHẦN II – TỰ LUẬN
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“(1) Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. (2) Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. (3) Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng. […] (4) Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. (5) Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. (6) Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. (7) Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. (8) Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi để lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.”
(Trích “Sự tích ông Đùng, bà Đùng”)
a. Tìm đại từ ở câu văn số (3): “Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng.” và cho biết nó được dùng để thay thế cho từ ngữ nào trong đoạn trích.
b. Tìm trong đoạn trích trên các từ ghép tổng hợp là tính từ.
c. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ của câu văn số (8): “Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi để lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.”. Cho biết câu đó có mấy vị ngữ nhỏ.
Câu 4:
Yếu tố “nhạt” trong hai câu dưới đây thuộc hiện tượng nào của từ?
– “Món canh này nhạt quá!”
– “Bức ảnh đã cũ kĩ, nhạt màu.”
Câu 6:
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận