Câu hỏi:
20/05/2025 7(3,0 điểm)
Con đường đến trường đã vô cùng thân thuộc với em mỗi ngày đi học. Hãy viết đoạn văn (7 - 10 câu) tả lại con đường đến trường của em.
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm)
- Học sinh viết đoạn văn ngắn, từ 7 - 10 câu.
- Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, sinh động.
- Không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung: (2,0 điểm)
- Giới thiệu chung về con đường đến trường: Đó là con đường nào? Ấn tượng nổi bật của em về con đường ấy như thế nào?
- Tả đặc điểm cụ thể của con đường: Có thể miêu tả con đường theo trình tự không gian (từ bao quát đến chi tiết: lòng đường, vỉa hè, hoạt động của con người trên đường và bên đường); theo trình tự thời gian (mỗi ngày khi đến tin trường và khi về nhà, qua các mùa trong năm ...).
- Tình cảm của em dành cho con đường.
Bài tham khảo
Đối với những học sinh như chúng em, con đường từ nhà đến trường đã trở nên vô cùng quen thuộc. Đó cũng là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm của em. Ngày xưa, đó chỉ là một con đường đường đất. Nhưng giờ đây nó đã được trải nhựa láng mịn không một chút gồ ghề. Con đường lúc này rộng hơn ba mét, xe máy, ô tô qua lại rất thoải mái. Hai bên đường, nhà cửa mọc lên san sát nhau. Vỉa hè của đường khá rộng, khoảng một mét được trải gạch rất sạch sẽ. Ở trên vỉa hè, nhiều loại cây được trồng theo hàng thẳng tắp. Em vô cùng yêu con đường đến trường của mình. Đối với em, nó giống như một người bạn đã cùng em trải qua những năm tháng tuổi học trò.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cũng vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu mọc ở các vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Có người cho hoa đó là một thứ hoa không vương giả như hoa đào, phong lan, mai mận... Nhưng các cụ thực biết thưởng hoa lại quả quyết không có một loài hoa nào thơm một cách chân thật, quê mùa như thế.”
a) Giải nghĩa từ “vương giả” được dùng trong đoạn văn trên và cho biết từ “vương giả” thuộc từ loại gì? Tìm trong đoạn văn trên một từ trái nghĩa với từ “vương giả”.
b) Phân tích thành phần câu của câu văn được in đậm trong đoạn văn trên và cho biết theo cấu tạo, câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
c) Các câu văn trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
Câu 2:
(2,0 điểm) Cho câu thơ:
“Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.”
(Trích “Chợ Tết”, Đoàn Văn Cừ,
Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Từ “gội” trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b) Em cảm nhận được điều gì độc đáo, thú vị trong câu thơ “Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”?
Câu 3:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Dãy từ nào sau đây chưa tạo thành câu hoàn chỉnh?
Câu 4:
Câu 6:
Từ “tay” trong câu nào dưới đây có cùng nghĩa với từ “tay” trong câu thơ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận