Câu hỏi:
20/05/2025 7Phần 2. Tự luận (7 điểm)
(3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.”
(Trích "Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà, Quang Huy)
a. Tìm các danh từ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
b. Tìm chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng.
c. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu: "Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.". Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với các sự vật trong đoạn thơ?
d. Đoạn thơ trên đã cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Điều đó, đã gợi lên trong em tình cảm và ý thức gì đối với thiên nhiên?
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp giải:
a. Đọc đoạn thơ và xác định các danh từ chỉ thiên nhiên có trong đoạn thơ.
b. Tìm chi tiết cho thấy không gian tĩnh mịch, yên ắng của đêm trăng.
c. Xác định sự vật được nhân hóa rồi nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa. Từ đó nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với các sự vật trong đoạn thơ.
d. Đọc kĩ câu hỏi và suy nghĩ nêu tình cảm và ý thức của em đối với thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
a. Các danh từ chỉ thiên nhiên là dòng sông, trời, trăng, sông Đà.
b. Chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng:
"Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ."
c.
- Tác dụng của biện pháp nhân hóa:
+ Giúp câu thơ hay hơn, sinh động, gần gũi và giàu hình ảnh hơn.
+ Thể hiện sự sáng tạo và khả năng quan sát tinh tế của tác giả.
+ Gợi tả được vẻ đẹp của đêm trăng trên sông Đà hiện lên thật tĩnh mịch và thơ mộng.
Qua đó, ta thấy được sự gắn bó của nhà thơ với các sự vật ở công trường và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
d. Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên thể hiện trong đoạn thơ trên đã giúp em thêm yêu và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó, mỗi chúng ta hãy có ý thức bảo vệ và giữ gìn những vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Dấu phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu:
Câu 5:
(2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.”
a. Em hãy cho biết vì sao chiếc áo trở thành "kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi."?
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau:
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi.
c. Em hãy ghi lại chính xác một câu thơ có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có hình ảnh cha và con.
Câu 6:
(3 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả một bạn học sinh khi đang chào hỏi mọi người.
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận