Câu hỏi:
23/05/2025 7Trong bài “Bác ơi !”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Về hình thức: Học sinh trình bày cảm nhận những nét đẹp cuộc sống Bác Hồ dưới hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Về kiến thức:
- Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trong bài thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi cuộc sống đẹp của Bác Hồ.
- Nhà thơ so sánh cuộc sống của Bác như “trời đất của ta”. Bác vừa cao cả, vĩ đại mà cũng gần gũi, thân thương.
- Bác có một tình yêu thương bao la rộng lớn. Đó là tình yêu đất nước, thiên nhiên, yêu nhân loại cần lao, yêu trẻ em, người già và yêu cả “từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa”.
- Tình yêu thương của Bác là tình yêu thương thiết thực, là sự ân cần, quan tâm với tất cả mọi người. Đặc biệt với trẻ thơ, với các cụ già “Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
- Cuộc sống của Bác là cuộc sống vì hạnh phúc của con người. Bác hy sinh cả cuộc đời vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho “mỗi người nô lệ”, cho hạnh phúc của nhân dân.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.
Câu 2:
Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
Câu 3:
Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
Câu 6:
Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì? “Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”
Câu 7:
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:
“Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
(Cô Tô - Nguyễn Tuân)
Động từ |
Tính từ |
Quan hệ từ |
|
|
|
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Trần Đăng Ninh - Nam Định năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận