Câu hỏi:

22/06/2025 14

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong khi sự lúng túng của giai cấp tư sản và chính đảng của nó chưa tìm ra một con đường đi phù hợp thì M.Gandi xuất hiện. Sự xuất hiện của Gandi cùng với đường lối cách mạng của ông đã tạo bước ngoặt quan trọng cho cách mạng Ấn Độ, để rồi "kéo Ấn Độ ra khỏi vũng lầy bần cùng và thất bại chủ nghĩa đang hút họ xuống" (J.Nêru). Những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ I, Gandi gia nhập Đảng Quốc đại, ông làm thay đổi cơ cấu của nó, đưa Đảng này thành một tổ chức quần chúng dân chủ. Xuất phát từ đặc điểm dân tộc, Gandi đã định ra đường lối đấu tranh thích hợp.

(Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.486)

a. Theo đoạn tư liệu trên, sự xuất hiện của Gandi đã góp phần xây dựng đường lối đấu tranh thích hợp.

b. Gandi trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc đại ngay từ khi tổ chức này thành lập.

c. Gandi đã thực hiện các biện pháp để thay đổi cơ cấu tổ chức của Đảng Quốc đại.

d. Gandi đã xây dựng đường lối cách mạng ở Ấn Độ trên cơ sở đặc điểm dân tộc.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ở giai đoạn này [1920 -1945], phong trào giải phóng dân tộc [Đông Nam Á] chuyển sang một nấc thang phát triển mới và có những đặc điểm mới. Đó là sự phát triển song song giữa hai loại phong trào: do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo và do giai cấp vô sản đứng đầu. Đây cũng là giai đoạn "bản lề" cho toàn bộ quá trình đấu tranh giành độc lập, nhất là cho giai đoạn từ sau năm 1945 trở đi. Bởi vì, giai đoạn này vừa tích luỹ lực lượng, chuẩn bị cơ sở và tạo điều kiện cho việc giành thắng lợi cho các giai đoạn tiếp theo; vừa là sự tìm kiếm, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc. Chính sự lựa chọn đó quyết định cả con đường đi lên trong xã hội hiện đại của mỗi quốc gia trong khu vực sau khi giành được độc lập dân tộc. Nếu như trong những năm cuối thế kỷ XIX và hai thập niên đầu thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo của các dân tộc Đông Nam Á còn chưa tìm được con đường đúng đắn, phù hợp với dân tộc để đi tới độc lập, thì đến đây họ đã tìm cho mình một hướng đi, một giải pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của dân tộc mình để đạt được mục tiêu: đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập chính trị”.

 (Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008, tr.)

a. Đoạn tư liệu phản ánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa đầu thế kỷ XIX.

b. Các khuynh hướng đấu tranh sẽ vận động để định hình con đường phát triển của mỗi quốc gia sau khi hoàn thành đánh đuổi chủ nghĩa thực dân.

c. Các nước Đông Nam Á đã sớm tìm ra và lựa chọn con đường đúng đắn phù hợp từ cuối thế kỷ XIX và hai thập niên đầu thế kỷ XX.

d. Những thập niên đầu thế kỷ XX là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Câu 2

Lời giải

Chọn D

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sự truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc thực sự được bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhất là từ sau phong trào Ngũ tứ năm 1919. Trong hai năm 1919, 1920, một số trí thức bước đầu có tư tưởng cộng sản đã dịch và xuất bản các tác phẩm mácxít ra tiếng Trung Quốc, trong đó có Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Nhà nước và cách mạng v.v... Lý Đại Chiêu là người có công lớn nhất trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc. Sau phong trào Ngũ tứ, Trần Độc Tú cũng bắt đầu tham gia truyền bá chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc”.

(Nguyễn Gia Phu, Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.264)

a. Cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động của Cách mạng tháng Mười Nga.

b. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Trung Quốc chỉ được thực hiện qua phong trào Ngũ Tứ.

c. Phong trào Ngũ Tứ đã thể hiện rõ sự kết hợp chặt chẽ của chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân.

d. Theo đoạn tư liệu trên, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Trung Quốc gắn với vai trò của Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP