Chủ quyền quốc gia (CQQG) là nền độc lập của một nước, một dân tộc, không phụ thuộc vào quốc gia khác. Trong đó, nhà nước hoạt động quản lý trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, không bị chi phối hoặc can thiệp, hạn chế từ chính quyền bên ngoài. CQQG được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Trong quan hệ quốc tế không có quyền lực siêu quốc gia, không có tổ chức hay quốc gia, nhóm quốc gia nào đứng trên các quốc gia khác, có quyền đặt ra pháp luật và bắt các quốc gia khác phải tuân theo. Vấn đề tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là nguyên nhân quan trọng nhất trong quan hệ chính trị quốc tế.
Hiến chương Liên hợp quốc ghi rõ: thành viên Liên hợp quốc là những quốc gia có chủ quyền, có quyền tham gia soạn thảo luật pháp quốc tế, có nghĩa vụ chấp hành luật quốc tế, phối hợp với các quốc gia khác thi hành các biện pháp cưỡng chế khi xảy ra hành động vi phạm luật quốc tế. CQQG là cơ sở pháp lý để quốc gia thực hiện các nhiệm vụ của chính sách đối nội, đối ngoại của mình nhằm đạt được mục đích mà quốc gia muốn hướng tới.
Vì vậy, các quốc gia bắt buộc phải tuân thủ luật quốc tế và chủ quyền của mỗi quốc gia phải được tôn trọng. Dù hệ thống chính trị hay các hệ giá trị thế nào thì quốc gia vẫn được tuân thủ theo luật quốc tế về các quyền cơ bản: độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tư cách pháp nhân quốc tế.
Có thể hiểu, CQQG là quyền tự quyết tối cao của quốc gia trong việc quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế; là quyền độc lập về chính trị, kinh tế và văn hóa trong nước và quyền tự chủ trong quan hệ quốc tế.
a) Quốc gia có chủ quyền có quyền tự quyết tối cao trong việc quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
b) Việc phối hợp thực thi biện pháp cưỡng chế quốc tế là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc khi có hành vi vi phạm luật quốc tế.
c) Một quốc gia có thể bị tước bỏ tư cách pháp nhân quốc tế nếu hệ thống chính trị của nước đó có sự khác biệt.
d) Chủ quyền quốc gia chỉ tồn tại trong phạm vi lãnh thổ, không áp dụng trong quan hệ quốc tế.