Câu hỏi:
10/03/2020 205Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.
II. Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12-13 là 7/48.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12-13 là 1/16.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn A
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.
→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh P: A quy định bình thường a quy định bị bệnh.
Bệnh M: M quy định bình thường m quy định bị bệnh.
Ta có:
- Người số 4 sinh con số 8 bị bệnh P → người số 4 mang alen quy định bệnh P → I sai.
- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13.
→ Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P → II sai.
- Xác suất sinh con của cặp 12-13:
Bệnh P: xác suất KG của người 12 là 1/2AA; 2/3Aa. Xác suất KG của người 13 là Aa.
→ Sinh con bị bệnh P có xác suất là 1/6; sinh con không bị bệnh P có xác suất là 5/6.
Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XBY; người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.
→ Xác suất sinh con bị bệnh M là 1/2 × 1/4 = 1/8; không bị bệnh M là 7/8.
→ Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P là 7/8 × 1/6 = 7/48 → III đúng.
→ Xác suất sinh con thứ nhất là trai chỉ bị bệnh P là 3/8 × 1/6 = 1/16 → IV đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đúng?
I. Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.
II. Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.
III. Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.
IV. Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.
Câu 2:
Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
Câu 3:
Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 5:
Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?
Câu 6:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Câu 7:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
về câu hỏi!