Câu hỏi:

30/06/2025 9

Trong dịp Tết trồng cây, khối 6 phân chia số cây cho các lớp đem trồng như sau: Lớp 6A trồng 10 cây và \(\frac{1}{8}\) số còn lại, lớp 6B trồng 15 cây và \(\frac{1}{8}\) số còn lại, lớp 6C trồng 20 cây và \(\frac{1}{8}\) số còn lại, … Cứ chia như vậy cho đến lớp cuối cùng thì vừa hết số cây và số cây các lớp được chia đem trồng đều bằng nhau. Hỏi có mấy lớp 6, mỗi lớp được chia bao nhiêu cây đem trồng?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Xét hai lớp cuối cùng là lớp thứ \(n - 1\) và lớp thứ \(n.\)

Lớp thứ \(n - 1\) được chia \(x\) cây và \(\frac{1}{8}\) số cây còn lại, hay \(x + \frac{1}{8}y\) (cây) (với \(y\) là số cây còn lại sau lớp thứ \(n - 2\) trồng).

Lớp thứ \(n\) là lớp cuối cùng được chia nốt \(y - \frac{1}{8}y = \frac{7}{8}y\) (cây), số cây này nếu theo đúng quy luật của bài toán thì bằng \(x + 5\) (cây) (do không còn số còn lại).

Vì số cây các lớp được chia đem trồng đều bằng nhau nên ta có: \(x + \frac{1}{8}y = x + 5,\) hay \(\frac{1}{8}y = 5,\) suy ra \(y = 40\) (cây).

Khi đó, lớp cuối cùng được chia nốt số cây là: \(\frac{7}{8} \cdot 40 = 35\) (cây), cũng tức là mỗi lớp được chia 35 cây.

Vì lớp 6A trồng 10 cây và \(\frac{1}{8}\) số cây còn lại nên \(\frac{1}{8}\) số cây còn lại chính bằng \(35 - 10 = 25\) (cây).

Tổng số cây là: \(10 + 25:\frac{1}{8} = 210\) (cây).

Số lớp 6 là: \(210:35 = 6\) (lớp).

Vậy có 6 lớp 6 và mỗi lớp được chia 35 cây đem trồng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) \(\frac{9}{{12}} - x =  - \frac{3}{5}\)

\(x = \frac{9}{{12}} - \left( { - \frac{3}{5}} \right)\)

\(x = \frac{3}{4} + \frac{3}{5}\)

\(x = \frac{{27}}{{20}}\)

Vậy \(x = \frac{{27}}{{20}}.\)

b) \(0,2 + 0,8:x = 0,15\)

\(0,8:x = 0,15 - 0,2\)

\(0,8:x =  - 0,05\)

\(x = 0,8:\left( { - 0,05} \right)\)

\(x =  - 16\)

Vậy \(x =  - 16.\)

c) \(\left( {5 + 4x} \right)\left( {\frac{5}{4}x - 2} \right) = 0\)

\[5 + 4x = 0\] hoặc \(\frac{5}{4}x - 2 = 0\)

Trường hợp 1:

\[5 + 4x = 0\]

\(4x =  - 5\)

\(x =  - \frac{5}{4}\)

Trường hợp 2:

\(\frac{5}{4}x - 2 = 0\)

\(\frac{5}{4}x = 2\)

\(x = 2:\frac{5}{4}\)

\(x = \frac{8}{5}.\)
Vậy \(x \in \left\{ { - \frac{5}{4};\,\,\frac{8}{5}} \right\}.\)

Câu 3

     1) Cho điểm \(O\) thuộc đường thẳng \(ab.\) Lấy điểm \(M\) thuộc tia \(Oa,\) điểm \(N\) thuộc tia \(Ob\) sao cho \(OM = 5\,\,{\rm{cm}},\,\,ON = 3\,\,{\rm{cm}}{\rm{.}}\)

         a) Trong ba điểm \(O,\,\,M,\,\,N\) thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

         b) Tính độ dài đoạn thẳng \(MN.\)

         c) Trên đoạn thẳng \(OM\) lấy điểm \(P\) sao cho \(OP = 2,5\,\,{\rm{cm}}{\rm{.}}\) Giải thích tại sao điểm \(P\) là trung điểm của đoạn thẳng \(OM.\)

     2)    a) Góc nhọn, góc vuông có số đo như thế nào?

         b) Trong các góc sau: \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ ,\,\,\widehat {{A_2}} = 10^\circ ,\,\,\widehat {{A_3}} = 40^\circ ,\,\,\widehat {{A_4}} = 45^\circ ,\,\,\widehat {{A_5}} = 120^\circ \) có những góc nào là góc nhọn? Giả sử \[\widehat {{A_6}}\] có số đo bằng tổng số đo các góc nhọn, thì góc \({A_6}\) là loại góc gì?

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP