Câu hỏi:

04/07/2025 17 Lưu

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203)

a) Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo.

b) Ngô Quyền đã lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng cửa sông Bạch Đằng và quy luật lên xuống của thủy triều để bố trí trận địa quyết chiến với quân Nam Hán.

c) Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài.

d) Kế sách dùng cọc nhọn đóng xuống sông để chế ngự thuyền chiến của địch là kế sách đánh giặc độc đáo trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo.

=> Đúng. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo.

b) Ngô Quyền đã lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng cửa sông Bạch Đằng và quy luật lên xuống của thủy triều để bố trí trận địa quyết chiến với quân Nam Hán.

=> Đúng. Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch:

+ Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét - 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

c) Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài.

=> Sai. Hoàng Tháp là chủ tướng, chỉ huy đoàn quân Nam Hán kéo vào xâm lược.

d) Kế sách dùng cọc nhọn đóng xuống sông để chế ngự thuyền chiến của địch là kế sách đánh giặc độc đáo trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

=> Đúng. Kế sách dùng cọc nhọn đóng xuống sông để chế ngự thuyền chiến của địch là kế sách đánh giặc độc đáo trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Sau này, kế sách đóng cọc gỗ trên song Bặc Đằng tiếp tục được nhà Tiền Lê và nhà Trần kế thừa, vận dụng trong kháng chiến chống ngoại xâm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

A. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Tinh thần đoàn kết là truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống ngoại xâm.

=> Đúng. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã góp phần hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu là: long yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất kiên cường,…

b) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

=> Đúng. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lý đất nước. Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa.

c) Những truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam chỉ có thể được hình thành qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

=> Sai. Các truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài, từ dựng nước và giữ nước, gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Việt. Chúng được tích lũy, kế thừa và sáng tạo qua nhiều thế hệ, trở thành những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán và cách ứng xử tốt đẹp.

=> Đấu tranh chống ngoại xâm là một yếu tố góp phần hình thành các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

d) Từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã cho thấy: nguồn lực viện trợ bên ngoài là nhân tố quyết định thắng lợi.

=> Sai. Sức mạnh nội tại của dân tộc (nội lực) là nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 3

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. “Chiến thắng Như Nguyệt lần thứ hai này vào cuối mùa xuân năm 1077. Đó là chiến thắng của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Qua lời than vãn của tướng địch ở trên cho thấy quân Tống đã ở vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nếu còn đóng quân thì rõ ràng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng rút lui thì mất thể diện của "thiên triều". Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa đề nghị "giảng hòa", thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: "dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu"".

(Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 2005, tr.165)

a) Trận đánh trên sông Như Nguyệt đã kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới triều đại nhà Lý.

b) Lý Thường Kiệt đã kết hợp giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao để buộc địch phải ký hòa ước mặc dù chúng đang ở thế mạnh.

c) Lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Việt Nam xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước.

d) Nghệ thuật chiến tranh của Lý Thường Kiệt vẫn có giá trị to lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP