CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. “Trong Trật tự thế giới hai cực Ianta, Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu: bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây (kể từ chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 đến chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản 1918-1920); mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô. Còn Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới. Mặt khác, sự thoả thuận giữa ba cường quốc ở Hội nghị Ianta đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006 tr.234)

a) Mỹ đã khống chế và chi phối các nước đồng minh, đứng đầu các nước tư bản chủ nghĩa.

b) Liên Xô đã thiết lập được hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ an toàn xung quanh toàn bộ lãnh thổ đất nước.

c) Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô đều đạt được những mục tiêu cơ bản của mình.

d) Những quyết định của hội nghị Ianta không tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Mỹ đã khống chế và chi phối các nước đồng minh, đứng đầu các nước tư bản chủ nghĩa.

=> Đúng. Trong thời kì tồn tại của trật tự hai cực Ianta, Mỹ đã khống chế và chi phối các nước đồng minh, đứng đầu các nước tư bản chủ nghĩa (chi tiết trong đoạn tư liệu: Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới….)

b) Liên Xô đã thiết lập được hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ an toàn xung quanh toàn bộ lãnh thổ đất nước.

=> Sai. Theo thông tin đoạn tư liệu cung cấp: Liên Xô đã thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô.

c) Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô đều đạt được những mục tiêu cơ bản của mình.

=> Đúng. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô đều đạt được những mục tiêu cơ bản của mình.

+ Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu: bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây; mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô.

+ Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới.

d) Những quyết định của hội nghị Ianta không tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

=> Sai. Những quyết định của Hội nghị Ianta vừa đem lại những tác động tích cực vừa đặt ra thách thức, khó khăn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ví dụ:

+ Thuận lợi: Các nước tham dự Hội nghị Ianta đã thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. => Thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc sớm hơn => góp phần tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước đang bị phát xít chiếm đóng.

+ Khó khăn: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là: các khu vực Đông Nam Á; Nam Á; Tây Á… vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây => tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy cho các nước phương Tây sớm quay lại xâm lược thuộc địa ở châu Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 2

Lời giải

B. thế giới chia thành hai cực, hai phe đối lập nhau.

Câu 3

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Trải qua hơn 40 năm, "Trật tự hai cực Ianta" đã từng bước bị xói mòn; thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tạo ra một "đột phá" đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc,[ ... ]; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi căn bản bộ mặt của khu vực Á Phi Mĩ latinh mà theo "khuôn khổ Ianta" thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước phương Tây; sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản, Tây Âu dẫn đến việc hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh với Mỹ (trước đây Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của cả thế giới) vv ...

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, t417)

a) Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh cho thấy sự phân tuyến triệt để giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

b) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.

c) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh lạnh.

d) Sự lớn mạnh của các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị góp phần dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đi đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".

(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)

a) Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất.

b) Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, kinh tế trở thành một nội dung căn bản của quan hệ quốc tế.

c) Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, phương thức lấy đối đầu chính trị-quân sự trong quan hệ quốc tế luôn được đề cao.

d) Hiện nay, thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật… là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vị trí quyền lực của các quốc gia trong cục diện thế giới đa cực.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Khác với các trật tự trước kia không phân chia quyền lực giữa các đồng minh, trật tự Xô - Mỹ là sự cạnh tranh quyền lực giữa các đối thủ đối kháng nhau. Mặt khác, trật tự ấy kết thúc một cách khác thường: không do chiến tranh, không có hiệp định ký kết, mà do một cực là Liên Xô tự tan rã. Những đặc điểm vừa nêu của trật tự thế giới Xô - Mỹ tạo thành yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình hình thành trật tự thế giới mới. Đã xuất hiện nhiều khoảng trống quyền lực trong cục diện địa - chiến lược toàn cầu và hàng loạt biến động an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ... trên quy mô thế giới."

(Nguyễn Viết Thảo, Trật tự thế giới trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, Trang điện tử Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 04 - 11 - 2008)

a) Ở trật tự thế giới Xô - Mỹ đã diễn ra sự cạnh tranh quyền lực quyết liệt giữa hai cực.

b) Việc Liên Xô tan rã đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Mỹ nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới.

c) Sau khi trật tự Xô - Mỹ sụp đổ, trật tự thế giới mới được hình thành, trong đó không còn sự cạnh tranh quyền lực giữa các cực.

d) Những biến động của thế giới từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX là một trong những nhân tố khiến quan hệ quốc tế phong phú hơn so với các thập kỷ trước.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP