Câu hỏi:

05/07/2025 12 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Ngày 3 - 12 - 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp ra tuyên bố về những thù hận kéo dài trong Chiến tranh lạnh đã đi đến hồi kết: “Với tình hình cải cách đang được tiến hành ở Liên Xô, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ - Xô. Chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp theo cách riêng của mình nhằm vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự tại đó".

(Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp, tháng 12-1989, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, đường link truy cập: https://nghiencuuquocte.org/2016/12/03/bush-gorbachev-tuyen-bo-chien-tranh-lanh-sap-ket-thuc/)

a) Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12-1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu Liên Xô - Mỹ.

b) Việc hai nguyên thủ quốc gia - Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh (cuối năm 1989) là do hai cường quốc không còn tiềm lực trong cuộc chạy đua vũ trang.

c) Việc Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh đã đồng thời đánh dấu Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.

d) “…ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới” trong đoạn trích là Trật tự thế giới đa cực.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Sai

Sai

Sai

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12-1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu Liên Xô - Mỹ.

=> Sai. Cuộc đối đầu giữa Liên Xô - Mỹ kết thúc khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

b) Việc hai nguyên thủ quốc gia - Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh (cuối năm 1989) là do hai cường quốc không còn tiềm lực trong cuộc chạy đua vũ trang.

=> Sai. Những nguyên nhân khiến Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm "thế mạnh" của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác;

+ Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu v.v .. Còn nền kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

=> Hai cường quốc Xô - Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế "đối đầu" để ổn định và củng cố vị thế của mình.

c) Việc Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh đã đồng thời đánh dấu Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.

=> Sai. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (tháng 12/1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta.

d) “…ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới” trong đoạn trích là Trật tự thế giới đa cực.

=> Đúng. “…ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới” trong đoạn trích là Trật tự thế giới đa cực.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô và Mỹ đồng thời có quyền lợi ở: Triều Tiên; Đức; Trung Quốc.

- Ở Triều Tiên: Liên Xô chiếm đóng phía Bắc vĩ tuyến 38; Mỹ chiếm đóng ở phía Nam vĩ tuyến 38.

- Ở Đức: Liên Xô chiếm đóng ở vùng Đông Đức; Đông Béc-lin; Mỹ chiếm đóng ở Tây Đức, Tây Béc-lin

- Ở Trung Quốc:

+ Liên Xô: được thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; cũng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu - Đại Liên,…;

+ Chính phủ Trung Hoa Dân quốc (được Mỹ ủng hộ) là chính phủ hợp pháp => Mỹ vẫn có thể duy trì ảnh hưởng của mình về kinh tế - chính trị ở Trung Quốc.

=> Chọn D.

Câu 2

Lời giải

- Trong thời kì tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta, nhiều quốc gia đã trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước bị xâm phạm nghiêm trọng, như: Đức, Triều Tiên,…. => Chọn A.

Câu 3

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đi đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".

(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)

a) Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất.

b) Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, kinh tế trở thành một nội dung căn bản của quan hệ quốc tế.

c) Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, phương thức lấy đối đầu chính trị-quân sự trong quan hệ quốc tế luôn được đề cao.

d) Hiện nay, thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật… là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vị trí quyền lực của các quốc gia trong cục diện thế giới đa cực.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Thời gian

Nội dung

Năm 1945

Tại Ianta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.

Năm 1947

Mỹ đề ra "Kế hoạch Mác-san” nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu.

Năm 1949

Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Năm 1972

Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô.

Năm 1989

Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

a) Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo khuôn khổ cho sự hình thành của một trật tự thế giới mới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

b) Việc Mỹ đề ra "Kế hoạch Mác-san" còn Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã tạo ra sự đối đầu về kinh tế và chính trị giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

c) Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô đã mở đầu cho sự xói mòn và đi đến sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.

d) Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12/1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở khu vực châu Âu.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng cua Chiên tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hủy bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989 Goóc-ba chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập. Ngày 12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hòa Séc gia nhập khối NATO".

(King Fisher, Bách khoan thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437)

a) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trật tự hai cực Ianta đã bắt đầu xói mòn và từng bước đi đến sự đổ.

b) Trật tự hai cực Ianta sụp đổ gắn liền với sự kiện Liên Xô tan rã (1991).

c) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.

d) Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ, nhưng nhiều “di chứng” của nó vẫn còn và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP