Câu hỏi:

05/07/2025 39 Lưu

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, đã diễn ra một cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt và kéo dài tới gần bốn thập kỉ giữa hai “cực” Xô - Mỹ, làm cho cục diện thế giới luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai khối Đông - Tây, cuốn hút từng quốc gia, từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này".

(Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, quyển A, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 32).

a) Trong trật tự thế giới hai cực Ianta đã diễn ra cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt giữa hai “cực” Xô - Mỹ, làm cho thế giới luôn phức tạp, căng thẳng.

b) Trong sự đối đầu 2 cực Ianta, cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai cực, hai phe là chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954).

c) Với trật tự hai cực Ianta, Liên Xô và Mỹ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, chi phối cục diện thế giới, đồng thời trật tự này đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhiều nước.

d) Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta gắn liền với sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Trong trật tự thế giới hai cực Ianta đã diễn ra cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt giữa hai “cực” Xô - Mỹ, làm cho thế giới luôn phức tạp, căng thẳng.

=> Đúng. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta đã diễn ra cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt giữa hai “cực” Xô - Mỹ, làm cho thế giới luôn phức tạp, căng thẳng. (Chi tiết trong đoạn tư liệu: đối đầu gay gắt, quyết liệt và kéo dài tới gần bốn thập kỉ giữa hai “cực” Xô - Mỹ, làm cho cục diện thế giới luôn luôn phức tạp, căng thẳng…)

b) Trong sự đối đầu 2 cực Ianta, cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai cực, hai phe là chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954).

=> Sai. Trong sự đối đầu 2 cực Ianta, cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai cực, hai phe là chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954 - 1975).

c) Với trật tự hai cực Ianta, Liên Xô và Mỹ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, chi phối cục diện thế giới, đồng thời trật tự này đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhiều nước.

=> Đúng.

- Với trật tự hai cực Ianta, Liên Xô và Mỹ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, chi phối cục diện thế giới:

+ Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu: bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây; mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô.

+ Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới.

- Trật tự này đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhiều nước. Ví dụ: lãnh thổ Triều Tiên, Đức,… bị chia cắt,…

d) Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta gắn liền với sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

=> Đúng. Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta gắn liền với sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. (chi tiết trong tư liệu: Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa hai khối Đông - Tây…)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đi đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật".

(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)

a) Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất.

b) Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, kinh tế trở thành một nội dung căn bản của quan hệ quốc tế.

c) Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, phương thức lấy đối đầu chính trị-quân sự trong quan hệ quốc tế luôn được đề cao.

d) Hiện nay, thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật… là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vị trí quyền lực của các quốc gia trong cục diện thế giới đa cực.

Lời giải

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Lời giải:

Nhận định

Giải thích

a) Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất.

=> Đúng. Đoạn tư liệu thể hiện rõ nội dung: Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất. (Chi tiết: …. phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất)

b) Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, kinh tế trở thành một nội dung căn bản của quan hệ quốc tế.

=> Đúng. Chiến tranh Lạnh kết thúc, đối đầu quân sự - ý thức hệ giảm xuống, thay vào đó hợp tác kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu giữa các quốc gia. Các nước tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại, đầu tư và hội nhập quốc tế, biến kinh tế trở thành nội dung căn bản và trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

c) Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, phương thức lấy đối đầu chính trị-quân sự trong quan hệ quốc tế luôn được đề cao.

=> Sai. Trong quan hệ quốc tế, không phải giai đoạn nào cũng lấy phương thức đối đầu về chính trị - quân sự làm trọng tâm. Ví dụ: sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, phương thức cạnh tranh về kinh tế - chính trị được đề cao trong quan hệ quốc tế.

d) Hiện nay, thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật… là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vị trí quyền lực của các quốc gia trong cục diện thế giới đa cực.

=> Đúng. Trong thế giới đa cực hiện nay, sức mạnh quốc gia không chỉ dựa vào quân sự mà còn phụ thuộc vào: thực lực kinh tế và trình độ khoa học - kỹ thuật,…. Quốc gia nào có nền kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến,… sẽ có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế, từ đó góp phần quyết định vị trí và quyền lực của mình trong cục diện toàn cầu.

Câu 2

Lời giải

- Trong thời kì tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Ianta, nhiều quốc gia đã trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước bị xâm phạm nghiêm trọng, như: Đức, Triều Tiên,…. => Chọn A.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Tuy đối đầu quyết liệt như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là liên quan tới nguy cơ thảm hoạ của một cuộc chiến tranh hạt nhân và sau này là cuộc chạy đua kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, có thể nói cả hai siêu cường Mỹ - Xô đều thực hiện chiến lược phòng ngự và các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp cũng như Liên Xô, Trung Quốc đều ra sức tránh nguy cơ gây ra đụng đầu trực tiếp giữa các nước lớn. Do đó, thế giới trong Trật tự thế giới hai cực Ianta là vừa trong tình trạng đối đầu lại vừa hoà hoãn, chung sống hoà bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác”.

(Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, tr.41)

a) Mỹ và Liên Xô đều chạy đua vũ trang, để phục vụ cho cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai nước.

b) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tác động đến cuộc đối đầu Mỹ - Xô.

c) Trong trật tự hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô có chạy đua vũ trang nhưng không có xung đột quân sự trực tiếp.

d) Vừa đối đầu, vừa chung sống hoà bình là đặc điểm của Trật tự thế giới hai cực Ianta.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

Đọc tư liệu sau:

Tư liệu. "Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng cua Chiên tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hủy bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989 Goóc-ba chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập. Ngày 12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hòa Séc gia nhập khối NATO".

(King Fisher, Bách khoan thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437)

a) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trật tự hai cực Ianta đã bắt đầu xói mòn và từng bước đi đến sự đổ.

b) Trật tự hai cực Ianta sụp đổ gắn liền với sự kiện Liên Xô tan rã (1991).

c) Chiến tranh lạnh kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định.

d) Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc và Trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ, nhưng nhiều “di chứng” của nó vẫn còn và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.

 Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Thời gian

Nội dung

Năm 1945

Tại Ianta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.

Năm 1947

Mỹ đề ra "Kế hoạch Mác-san” nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu.

Năm 1949

Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Năm 1972

Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô.

Năm 1989

Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

a) Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo khuôn khổ cho sự hình thành của một trật tự thế giới mới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

b) Việc Mỹ đề ra "Kế hoạch Mác-san" còn Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã tạo ra sự đối đầu về kinh tế và chính trị giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

c) Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô đã mở đầu cho sự xói mòn và đi đến sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.

d) Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp (12/1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở khu vực châu Âu.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP