Câu hỏi:

09/07/2025 19

Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gene trội không allele tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phn, F2 có 9 kiu hình. Trong các kiu hình ở F2, kiu hình thấp nhất cao 70 cm, kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Mỗi nhận định về F2 sau đây là đúng hay sai?

a) Cây cao nhất có chiều cao 100 cm.

b) Cây mang 2 allele trội có chiều cao 80 cm.

c) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34 %.

d) F2 có 72 kiểu gene.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Sai; b) Sai; c) Đúng; d) Sai

- Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1 → Cây F1 dị hợp về tất cả các cặp gene.

- Cho các cây F1 dị hợp về tất cả các cặp gene tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình → 2n + 1 = 9 → Có 4 cặp gene quy định kiểu hình chiều cao cây.

- F1 tự thụ phấn: AaBbDdEe × AaBbDdEe

- Kiểu hình thấp nhất (aabbddee) cao 70 cm. Trong F2 kiểu hình có tỉ lệ lớn nhất là kiểu hình có 4 allele trội, cao 90 cm. Do đó, mỗi allele trội làm cây cao thêm: (90 – 70) : 4 = 5 cm.

a) Sai. Cây cao nhất có kiểu gene AABBDDEE với 8 allele trội có chiều cao là: 70 + 8 × 5 = 110 cm.

b) Sai. Cây mang 2 allele trội có chiều cao là: 70 + 2 × 5 = 80 cm.

c) Đúng. Cây có chiều cao 90 cm sẽ có 4 allele trội chiếm tỉ lệ là: C84028=35128=27,34%.

d) Sai. F1 tự thụ phấn: AaBbDdEe × AaBbDdEe → Mỗi cặp gene ở đời con tạo được 3 kiểu gene → F2 có 34 = 81 kiểu gene.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Lấy 2 cây hoa đỏ cho giao phấn ngẫu nhiên, thu được đời con có 100% hoa đỏ (A-B- = A- × B-).

- A- do cây hoa đỏ giao phấn có 2 sơ đồ lai (AA × AA, AA × Aa).

- B- do cây hoa đỏ giao phấn có 2 sơ đồ lai (BB × BB, BB × Bb).

Þ Số sơ đồ lai thỏa mãn là 2×2+1×1=5.

Lời giải

a) Sai; b) Sai; c) Sai; d) Đúng

Quy ước gene: A-B-: lông lang; aaB-: lông đen; A-bb + aabb: lông bạch tạng.

a) Sai. Nếu cá thể chuột có kiểu gene AaBb thì quy định kiểu hình lông lang.

b) Sai. Cá thể chuột mang hai allele của gene B bị đột biến mất chức năng (bb) sẽ không chuyển hóa được phân tử tiền chất không màu sang sắc tố đen, nên sẽ có màu lông bạch tạng.

c) Sai. Chuột lông đen (aaB-) có thể sinh ra giao tử có mang allele B (aB). Chuột lông bạch tạng có thể có kiểu gene A-bb hoặc aabb. Nếu chuột lông bạch tạng có thể tạo ra giao tử Ab. Khi hai giao tử aBAb kết hợp với nhau trong thụ tinh sẽ tạo ra chuột có kiểu gene AaBb biểu hiện thành màu lông lang.

d) Đúng.

- Tổng tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 6 + 1 + 1 = 8 = 4 × 2 → Một bên P cho ra 4 loại giao tử (AaBb), bên P còn lại cho ra 2 loại giao tử.

- Vì đời con xuất hiện con lông đen, con lông bạch tạng → Bên P cho 2 loại giao tử có kiểu gene là Aabb hoặc aaBb.

+ Xét P có kiểu gene: AaBb × Aabb → Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = (3A- : 1aa) × (1Bb : 1bb) = 3 lông lang (3A-Bb) : 1 lông đen (1aaBb) : 4 lông bạch tạng (3A-bb + 1aabb).

+ Xét P có kiểu gene: AaBb × aaBb → Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = (1Aa : 1aa) × (3B- : 1bb) = 3 lông lang (3AaB-) : 3 lông đen (3aaB-) : 2 lông bạch tạng (1Aabb + 1aabb).

Vậy nếu tổng tỉ lệ kiểu hình được tính ở các thế hệ con sinh ra từ một cặp bố mẹ chuột ban đầu là 3 lông lang : 1 lông đen : 4 lông bạch tạng thì P có kiểu gene là AaBb × Aabb.

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP