Câu hỏi:
12/07/2025 67
BỜ SÔNG VẪN GIÓ
(Trúc Thông)
Chị em con kính dâng hương hồn mẹ
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.
(Theo baovannghe.vn)
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản Bờ sông vẫn gió?
BỜ SÔNG VẪN GIÓ
(Trúc Thông)
Chị em con kính dâng hương hồn mẹ
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.
(Theo baovannghe.vn)
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản Bờ sông vẫn gió?
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Bờ sông vẫn gió !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?
Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?
Lời giải của GV VietJack
- Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trục tiếp qua từ ngữ: Từ “con”
Câu 3:
Từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả?
Từ ngữ nào trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả?
Lời giải của GV VietJack
- Từ ngữ trong bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả: xin, thương, buồn
Câu 4:
Chỉ ra và nên tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Chỉ ra và nên tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ là: điệp từ “một lần”, lặp cấu trúc “về…lại”
- Tác dụng:
+ Diễn tả nối niềm thương nhớ, khao khát được gặp lại mẹ của tác giả.
+ Tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho bài thơ.
Câu 5:
Anh/chị hiểu thư thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Anh/chị hiểu thư thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Lời giải của GV VietJack
- “Lá ngô lay ở bờ sông”: những hình ảnh quen thuộc, gợi lên bến quê thân thuộc gắn lên dáng mẹ đi về, làm lụng, cày cấy.
-“Bờ sông vẫn gió ... người không thấy về”: khung cảnh quê hương vẫn vậy, nhưng lại thiếu vắng bóng mẹ.
=> 2 câu thơ bộc lộ nỗi buồn, tâm trang hụt hẫng hẫng và nhớ thương mẹ của tác giả
Câu 6:
Xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?
Xác định đề tài và chủ đề của bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
- Đề tài của bài thơ: Người mẹ
- Chủ đề của bài thơ: Cảm xúc, tâm trạng của người con khi mất mẹ
Câu 7:
Nêu cảm xúc chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
- Cảm xúc chủ đạo của người viết:
+ Nỗi buồn thương, hụt hẫng đau xót và nỗi nhớ khắc khoải khi mẹ.
+ Khao khát được gặp lại mẹ một lần, mong mẹ trở về với con.
Câu 8:
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (trình bày khoảng 5-7 dòng)
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (trình bày khoảng 5-7 dòng)
Lời giải của GV VietJack
Bài thơ “Bờ sông vẫn gió” gợi cho em nhiều suy nghĩ sâu sắc và xúc động về tình mẫu tử trong cuộc sống. Đó là tình cảm thiêng liêng, vĩnh cửu và không thể thay thế. Dù mẹ đã khuất, người con vẫn mong mẹ “một lần cuối” trở về, để thương lại bến sông xưa, để gắn bó thêm lần nữa với quê hương và con cháu. Nỗi nhớ và sự tiếc nuối ấy khiến em cảm nhận được sự mất mát lớn lao khi mất mẹ. Tình mẫu tử không chỉ hiện diện khi còn sống, mà còn neo giữ trong tâm hồn mỗi người con suốt cuộc đời, qua từng kỷ niệm, hình ảnh, qua cả tiếng gió thổi bên bờ sông quê.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông.
- Hệ thống ý:
+ Nội dung:
. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn, tiếc thương sâu sắc của người con khi mẹ qua đời.
. Tình cảm hiếu thảo, thủy chung với mẹ: mong mẹ “trở về quê một lần cuối”, để được “thương lại” kỷ niệm xưa.
. Ký ức về mẹ gắn với hình ảnh quê hương: bờ sông, cây cau, giại hiên, mái nhà… thể hiện sự gắn bó giữa mẹ – con – quê nhà.
. Lời tiễn biệt tha thiết, chân thành: “Con xin ngắn lại đường gần / Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.”
+ Nghệ thuật:
. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu cảm xúc.
. Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi: “lá ngô lay”, “bờ sông gió”, “cây cau cũ”, “giại hiên nhà”.
. Kết cấu tự sự kết hợp trữ tình, giọng điệu nghẹn ngào, tha thiết.
. Nhịp thơ chậm, ngắt nhịp linh hoạt, thể hiện dòng cảm xúc dồn nén.
=> Bài thơ để lại ấn tượng sâu lắng về nỗi đau mất mẹ và tình cảm thiêng liêng bất tử trong lòng người con. Góp phần làm nổi bật vẻ đẹp nhân văn, tinh thần gắn bó giữa con người với gia đình và quê hương.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ sự phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông là một khúc tiễn biệt đầy xúc động dành cho người mẹ đã khuất, gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng và bất tử. Qua lời thơ da diết, người con thể hiện nỗi đau đớn, tiếc thương sâu sắc khi mẹ rời xa cõi đời. Những hình ảnh thân thuộc như “lá ngô lay”, “bờ sông gió”, “cây cau cũ”, “giại hiên nhà” không chỉ gợi về không gian quê hương mà còn là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm của mẹ và con. Lời khẩn cầu “một lần cuối... một lần về cuối thôi” là tiếng lòng tha thiết, thể hiện tình cảm hiếu thảo và mong muốn được gặp lại mẹ lần cuối trước khi mẹ yên nghỉ vĩnh viễn. Nghệ thuật thơ giản dị nhưng sâu sắc, với ngôn ngữ gần gũi, giàu sức gợi, kết hợp nhịp thơ chậm rãi, lắng đọng đã làm nổi bật tâm trạng nghẹn ngào của người con. “Bờ sông vẫn gió” không chỉ là nỗi niềm riêng mà còn chạm đến trái tim người đọc về tình cảm gia đình, về sự mất mát và giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử trong cuộc sống.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và bài thơ:
+ Trúc Thông là nhà thơ có phong cách dung dị, giàu chất suy tư và tình cảm.
+ “Bờ sông vẫn gió” là một bài thơ ngắn gọn mà xúc động, thể hiện tình cảm sâu sắc của người con đối với người mẹ đã khuất.
- Dẫn vào vấn đề cần nghị luận: Qua hình ảnh quê nhà và lời gọi mẹ trở về, bài thơ khắc họa nỗi đau mất mát, sự tri ân, và tình mẫu tử thiêng liêng, vĩnh hằng.
* Thân bài:
a. Khái quát nội dung bài thơ
- Là lời tiễn biệt người mẹ đã mất.
- Thể hiện nỗi đau, sự tiếc thương của người con khi không thể gặp mẹ lần cuối.
- Gợi lên hình ảnh quê hương gắn liền với những kỷ niệm thiêng liêng về mẹ.
b. Phân tích nội dung bài thơ
- Lời gọi mẹ trở về – khúc tiễn biệt nghẹn ngào
+ “Chị em con kính dâng hương hồn mẹ” – lời dâng trang trọng, thể hiện sự thành kính.
+ “Người không thấy về” – nỗi hụt hẫng, đau đớn vì sự vắng mặt vĩnh viễn.
+ “Xin người hãy trở về quê / Một lần cuối…” – tiếng gọi tha thiết, khẩn cầu, thể hiện mong muốn gặp mẹ lần cuối.
- Hình ảnh quê hương – nơi lưu giữ kỷ niệm về mẹ
+ Hình ảnh gần gũi, thân thương: “bến sông trôi”, “tóc xanh”, “cây cau cũ”, “giại hiên nhà” – gợi về những ngày mẹ còn sống, những năm tháng tuổi trẻ.
+ Những hình ảnh này không chỉ là kỷ niệm mà còn như chứng nhân cho cuộc đời người mẹ.
- Tình cảm hiếu thảo và sự gắn bó với mẹ
+ Người con “xin giọt lệ cuối để dành”, như muốn dâng mẹ trọn vẹn nỗi đau và tình yêu.
+ “Con xin ngắn lại đường gần / Một lần...” – biểu hiện của tình cảm yêu thương đến tận cùng, muốn níu kéo mẹ thêm chút nữa trước lúc vĩnh biệt.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, xúc động: Sử dụng hình ảnh quen thuộc, đời thường nhưng có chiều sâu biểu cảm.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, lắng đọng: Thể hiện tâm trạng buồn bã, tiếc thương mà không bi lụy.
- Kết cấu độc đáo: Lời thơ như một khúc nguyện cầu, dẫn dắt cảm xúc người đọc theo từng cung bậc.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ “Bờ sông vẫn gió” không chỉ là lời tiễn biệt mẹ mà còn là khúc nhạc buồn về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu đậm.
+ Gợi nhắc chúng ta về đạo hiếu, về giá trị vĩnh hằng của tình mẹ trong cuộc sống.
- Liên hệ thực tế:
+ Mỗi con người nên biết trân trọng tình cảm gia đình, nhất là khi cha mẹ còn hiện diện trong đời.
Bài văn tham khảo
Tình mẫu tử luôn là một trong những nguồn cảm hứng thiêng liêng và bất tận trong thơ ca. Mỗi người con đều lưu giữ trong tim mình hình bóng của mẹ, nhất là khi mẹ đã đi xa. Bài thơ “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông là một khúc nguyện cầu xúc động tiễn biệt người mẹ quá cố, đồng thời cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về đạo hiếu – một giá trị nhân văn bền vững trong văn hóa Việt.
Ngay từ những dòng thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được sự thành kính và đau xót của người con trước sự ra đi của mẹ:
“Chị em con kính dâng hương hồn mẹ
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về…”
Không gian thơ gợi cảm xúc man mác, với hình ảnh bờ sông, lá ngô, làn gió – những yếu tố gần gũi, dân dã như chính tâm hồn người mẹ quê. Trong khung cảnh ấy, lời gọi mẹ trở về hiện lên tha thiết, nghẹn ngào: “Xin người hãy trở về quê / Một lần cuối… một lần về cuối thôi.” Câu thơ như tiếng nấc, là mong muốn được gặp mẹ thêm lần cuối để nói lời tiễn biệt, để níu giữ hình bóng mẹ giữa cuộc đời.
Không chỉ là một lời gọi, bài thơ còn đưa người đọc trở về với hình ảnh quê hương – nơi ghi dấu những kỷ niệm đẹp nhất về mẹ. Những chi tiết như “bến sông trôi”, “tóc xanh”, “cây cau cũ, giại hiên nhà”... không chỉ khơi gợi hình ảnh mẹ khi còn sống mà còn khắc họa rõ tình cảm sâu nặng của người con với nơi mẹ từng gắn bó. Quê hương hiện ra không phải chỉ là không gian địa lý, mà là nơi neo giữ ký ức, là mạch ngầm cảm xúc nuôi dưỡng tình mẫu tử.
Đặc biệt, câu thơ “Lệ xin giọt cuối để dành/ Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha” khiến người đọc xúc động trước sự mất mát lớn lao của người con. Không chỉ mất mẹ, họ còn cảm nhận sâu sắc nỗi cô đơn khi cả hai đấng sinh thành đều đã đi xa. Nhưng vượt lên trên nỗi buồn ấy là tình yêu thương chân thành, thủy chung, là mong muốn “ngắn lại đường gần” để mẹ không phải vất vả trở về trong tâm linh, để được thấy mẹ lần nữa rồi mới yên lòng tiễn mẹ “dần dần đi”.
Về nghệ thuật, bài thơ gây ấn tượng bằng ngôn ngữ giản dị mà giàu hình ảnh. Mỗi hình ảnh đều mang tính biểu tượng cho một phần ký ức, một dấu tích của mẹ. Giọng điệu bài thơ lắng đọng, nhẹ nhàng mà đầy xúc động, như một lời thì thầm tiễn biệt, như một khúc ru buồn trước giờ vĩnh viễn chia xa. Kết cấu bài thơ được tổ chức thành mạch cảm xúc liền mạch, từ thực tại mất mát đến mong muốn gặp mẹ, rồi trở về với những hình ảnh quê hương, và kết lại bằng sự chấp nhận đầy yêu thương và bình thản.
“Bờ sông vẫn gió” không chỉ là lời tiễn đưa người mẹ mà còn là biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng và vĩnh hằng. Qua bài thơ, Trúc Thông đã khơi gợi trong lòng người đọc sự đồng cảm sâu sắc và thôi thúc mỗi chúng ta biết trân trọng hơn những giây phút bên mẹ, biết sống yêu thương và hiếu thảo khi còn có thể. Bởi có những mất mát không gì bù đắp được – và mẹ chính là một trong những điều thiêng liêng nhất như thế trong cuộc đời mỗi con người.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.