(Ngữ liệu ngoài sgk) Áo cũ
9 người thi tuần này 4.6 9 lượt thi 13 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
ÁO CŨ
(Lưu Quang Vũ)
Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.
Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.
Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...
(Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Lời giải
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Dấu hiện nhận biết:
+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.
+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.
+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.
+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.
Lời giải
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Lời giải
Những từ ngữ thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình với chiếc áo cũ: thương áo cũ, yêu áo thêm, vẫn quý vẫn thương.
Lời giải
- Biện pháp tu từ: So sánh: Thương áo cũ – thương ký ức
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: giá trị của tấm áo cũ cũng là một miền kí ức, kỉ niệm về người mẹ, về tình thương của mẹ, sự gắn bó, gần gũi của tấm áo cũ với tác giả.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn..
+ Qua phép tu từ so sánh, thể hiện sự yêu thương, trân trọng của tác giả đối với tấm áo cũ, với mẹ, với những gì đã trải qua của quá khứ.
Lời giải
– Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai dòng thơ:
– Biểu hiện: Từ “ở” vốn chỉ hoạt động sống của con người được dùng để nói về sự gắn bó của chiếc áo; từ “quý”, “thương” là tình cảm dành cho những sự vật có linh hồn đã được sử dụng để thể hiện tình cảm của tác giả với tấm áo.
– Tác dụng:
+ Làm cho chiếc áo vô tri trở thành sinh thể có linh hồn, tình cảm, gắn bó thủy chung với con người, đồng thời khiến câu thơ sinh động, gợi hình biểu cảm hơn.
+ Từ đó nhấn mạnh tình cảm trân trọng những kỷ vật thiêng liêng của tình mẫu tử.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.