(Ngữ liệu ngoài sgk) Bạn tù thổi sáo
11 người thi tuần này 4.6 11 lượt thi 9 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
NẠN HỮU XUY ĐỊCH
(BẠN TÙ THỔI SÁO)
(Hồ Chí Minh)
Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu.
Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.
Dịch nghĩa:
Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương,
Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
Nước non xa cách nghìn trùng, cảm thương vô hạn,
Người chốn phòng khuê lại bước lên một tầng lầu.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, (Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
Chú thích:
Tháng 8/1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lay tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự tiếp trợ của thế giới.
Lúc đi đến thị trấn Túc Vinh - Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (mùa thu 1942 - mùa thu 1943), tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong thái hết sức ung dung tự tại và vẫn làm thơ. Những bài thơ ấy sau này Người tập hợp lại thành tập Nhật kí trong tù.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tử tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại lúc nào cũng nóng lòng hướng về tổ quốc, khao khát tự do và là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Dù bị đầy đọa trong lao tù Người vẫn ung dung tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan, hướng đen tương lai. Tâm hồn Bác cũng rất nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên cho nên điều dễ hiểu là trong tập thơ Nhật kí trong tù có khá nhiều bài thơ hay của Bác viết về thiên nhiên. Có thế nói, tập thơ Nhật kí trong tù đã bộc lộ cốt cách của một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, của một thi nhân có tâm hồn rộng mở, một nghệ sĩ lớn.
Lời giải
- Đề tài: Quê hương
- Thể thơ: Tứ tuyệt
- Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ quê da diết; âm hưởng lắng đọng, buồn da diết.
Lời giải
Nhân vật trữ tình: người tù đang bị giam giữ trong chốn lao tù.
Lời giải
Dịch nghĩa: Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương.
Dịch thơ: Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
→ Bản dịch thiếu nghĩa của “tư hương” – nhớ quê; bản dịch nghĩa và phiên âm
- Bản phiên âm, dịch nghĩa thể hiện rõ hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: đang 1 ở trong ngục (mất tự do và xa quê), nghe tiếng sáo nhớ quê.
→ Nghe âm thanh tiếng sáo cảm nhận được nỗi lòng người thổi sáo đang nhớ quê
→ Nỗi lòng nhớ quê tác động mãnh liệt tới tâm hồn người đang bị giam trong ngục
→ Hai người như giao cảm, thấu hiểu nỗi lòng nhau qua tiếng sáo.
Lời giải
Phép điệp “chuyển” trong câu thơ "Thanh chuyển thê lương điệu chuyên sầu" nhấn mạnh sự chuyển biến, sự thay đổi về âm thanh và điệu nhạc, từ đó làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn của người tù. Điệp từ tạo nên sự liên tưởng về sự chuyển biến không ngừng của tâm trạng, càng nghe càng thêm buồn.
Lời giải
- Bản gốc: Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu (Âm thanh trở nên thế lương, tình điệu trở nên sầu muộn).
- Bản dịch thơ (Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu) chưa chuyển tải trọn vẹn tình ý ở bản gốc.
+ Bản phiên âm, dịch nghĩa: Nhịp thơ cổ điển 4/3; với bốn thanh trắc “ngục, “hốt”, “thính”, “khúc” nghe réo rắt diễn tả tâm trạng nhớ quê hương một cách da diết.
+ Dịch được chữ “điệu” mà không dịch được chữ “thanh”, hai yếu tố quan trọng của âm nhạc để diễn tả cảm xúc.
+ “Thanh chuyển thê lương”, nghĩa là âm thanh trở nên lạnh lẽo như khúc nhạc chuyển gam; “Điệu chuyển sầu” nghĩa là điệu nhạc trở nên buồn bã. Bằng sự biến hoá của âm thanh, nỗi nhớ quê hương trăn trở, day dứt không nguôi trong tiếng sáo của người bạn tù. Tiếng sáo gợi nỗi niềm nhớ thương khắc khoải trong lòng người xa quê.
- Sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo từ câu thơ đầu sáng câu thứ hai.
+ Câu thơ đầu là nỗi nhớ quê trong tiếng sáo.
+ Câu thứ hai thể hiện nỗi nhớ quê sâu lắng, tha thiết tới mức thê lương, sầu muộn trong thanh điệu của tiếng sáo: Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
→ Từ đồng cảm đến thấu hiểu sâu sắc nỗi lòng nhau- những người cùng cảnh ngộ mất tự do, xa quê, nhớ quê da diết.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.