Câu hỏi:
12/07/2025 71
NẠN HỮU XUY ĐỊCH
(BẠN TÙ THỔI SÁO)
(Hồ Chí Minh)
Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu.
Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.
Dịch nghĩa:
Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương,
Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
Nước non xa cách nghìn trùng, cảm thương vô hạn,
Người chốn phòng khuê lại bước lên một tầng lầu.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, (Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
Chú thích:
Tháng 8/1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lay tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự tiếp trợ của thế giới.
Lúc đi đến thị trấn Túc Vinh - Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (mùa thu 1942 - mùa thu 1943), tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong thái hết sức ung dung tự tại và vẫn làm thơ. Những bài thơ ấy sau này Người tập hợp lại thành tập Nhật kí trong tù.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tử tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại lúc nào cũng nóng lòng hướng về tổ quốc, khao khát tự do và là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Dù bị đầy đọa trong lao tù Người vẫn ung dung tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan, hướng đen tương lai. Tâm hồn Bác cũng rất nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên cho nên điều dễ hiểu là trong tập thơ Nhật kí trong tù có khá nhiều bài thơ hay của Bác viết về thiên nhiên. Có thế nói, tập thơ Nhật kí trong tù đã bộc lộ cốt cách của một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, của một thi nhân có tâm hồn rộng mở, một nghệ sĩ lớn.
Xác định đề tài và thể thơ và cảm xúc, âm hưởng chủ đạo của bài thơ Bạn tù thổi sáo.
NẠN HỮU XUY ĐỊCH
(BẠN TÙ THỔI SÁO)
(Hồ Chí Minh)
Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu.
Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.
Dịch nghĩa:
Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương,
Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
Nước non xa cách nghìn trùng, cảm thương vô hạn,
Người chốn phòng khuê lại bước lên một tầng lầu.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, (Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
Chú thích:
Tháng 8/1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lay tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự tiếp trợ của thế giới.
Lúc đi đến thị trấn Túc Vinh - Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (mùa thu 1942 - mùa thu 1943), tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong thái hết sức ung dung tự tại và vẫn làm thơ. Những bài thơ ấy sau này Người tập hợp lại thành tập Nhật kí trong tù.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tử tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Bác Hồ trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại lúc nào cũng nóng lòng hướng về tổ quốc, khao khát tự do và là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Dù bị đầy đọa trong lao tù Người vẫn ung dung tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan, hướng đen tương lai. Tâm hồn Bác cũng rất nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên cho nên điều dễ hiểu là trong tập thơ Nhật kí trong tù có khá nhiều bài thơ hay của Bác viết về thiên nhiên. Có thế nói, tập thơ Nhật kí trong tù đã bộc lộ cốt cách của một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất, của một thi nhân có tâm hồn rộng mở, một nghệ sĩ lớn.
Xác định đề tài và thể thơ và cảm xúc, âm hưởng chủ đạo của bài thơ Bạn tù thổi sáo.
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Bạn tù thổi sáo !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Đề tài: Quê hương
- Thể thơ: Tứ tuyệt
- Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ quê da diết; âm hưởng lắng đọng, buồn da diết.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Lời giải của GV VietJack
Nhân vật trữ tình: người tù đang bị giam giữ trong chốn lao tù.
Câu 3:
Đối chiếu bản dịch thơ của câu thứ nhất với nguyên văn (thông qua các bản dịch nghĩa), từ đó xác định từ ngữ ở bản dịch thơ chưa sát nghĩa và phân tích hoàn cảnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đối chiếu bản dịch thơ của câu thứ nhất với nguyên văn (thông qua các bản dịch nghĩa), từ đó xác định từ ngữ ở bản dịch thơ chưa sát nghĩa và phân tích hoàn cảnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Lời giải của GV VietJack
Dịch nghĩa: Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương.
Dịch thơ: Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
→ Bản dịch thiếu nghĩa của “tư hương” – nhớ quê; bản dịch nghĩa và phiên âm
- Bản phiên âm, dịch nghĩa thể hiện rõ hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: đang 1 ở trong ngục (mất tự do và xa quê), nghe tiếng sáo nhớ quê.
→ Nghe âm thanh tiếng sáo cảm nhận được nỗi lòng người thổi sáo đang nhớ quê
→ Nỗi lòng nhớ quê tác động mãnh liệt tới tâm hồn người đang bị giam trong ngục
→ Hai người như giao cảm, thấu hiểu nỗi lòng nhau qua tiếng sáo.
Câu 4:
Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong câu thơ sau:
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu
Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong câu thơ sau:
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu
Lời giải của GV VietJack
Phép điệp “chuyển” trong câu thơ "Thanh chuyển thê lương điệu chuyên sầu" nhấn mạnh sự chuyển biến, sự thay đổi về âm thanh và điệu nhạc, từ đó làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn của người tù. Điệp từ tạo nên sự liên tưởng về sự chuyển biến không ngừng của tâm trạng, càng nghe càng thêm buồn.
Câu 5:
Bản dịch thơ ở câu thứ 2: Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu đã thể hiện trọn vẹn nội dung và cảm xúc ở bản gốc chưa? Hãy phân tích bản gốc (ngắt nhịp, thanh điệu) để thấy rõ sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo của thi sĩ Hồ Chí Minh.
Bản dịch thơ ở câu thứ 2: Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu đã thể hiện trọn vẹn nội dung và cảm xúc ở bản gốc chưa? Hãy phân tích bản gốc (ngắt nhịp, thanh điệu) để thấy rõ sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo của thi sĩ Hồ Chí Minh.
Lời giải của GV VietJack
- Bản gốc: Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu (Âm thanh trở nên thế lương, tình điệu trở nên sầu muộn).
- Bản dịch thơ (Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu) chưa chuyển tải trọn vẹn tình ý ở bản gốc.
+ Bản phiên âm, dịch nghĩa: Nhịp thơ cổ điển 4/3; với bốn thanh trắc “ngục, “hốt”, “thính”, “khúc” nghe réo rắt diễn tả tâm trạng nhớ quê hương một cách da diết.
+ Dịch được chữ “điệu” mà không dịch được chữ “thanh”, hai yếu tố quan trọng của âm nhạc để diễn tả cảm xúc.
+ “Thanh chuyển thê lương”, nghĩa là âm thanh trở nên lạnh lẽo như khúc nhạc chuyển gam; “Điệu chuyển sầu” nghĩa là điệu nhạc trở nên buồn bã. Bằng sự biến hoá của âm thanh, nỗi nhớ quê hương trăn trở, day dứt không nguôi trong tiếng sáo của người bạn tù. Tiếng sáo gợi nỗi niềm nhớ thương khắc khoải trong lòng người xa quê.
- Sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo từ câu thơ đầu sáng câu thứ hai.
+ Câu thơ đầu là nỗi nhớ quê trong tiếng sáo.
+ Câu thứ hai thể hiện nỗi nhớ quê sâu lắng, tha thiết tới mức thê lương, sầu muộn trong thanh điệu của tiếng sáo: Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
→ Từ đồng cảm đến thấu hiểu sâu sắc nỗi lòng nhau- những người cùng cảnh ngộ mất tự do, xa quê, nhớ quê da diết.
Câu 6:
Không gian “xa cách nghìn trùng” và “người chốn phòng khuê bước lên một tầng lầu” có phải cảnh thực không? Vì sao có cảnh tượng ấy? Chúng đã gợi ra điều gì ở độc giả?
Không gian “xa cách nghìn trùng” và “người chốn phòng khuê bước lên một tầng lầu” có phải cảnh thực không? Vì sao có cảnh tượng ấy? Chúng đã gợi ra điều gì ở độc giả?
Lời giải của GV VietJack
- Không gian “xa cách nghìn trùng” và “người chốn phòng khuê bước lên một tầng lầu” không phải cảnh thực.
- Chính tiếng sáo, nỗi lòng nhớ quê của người bạn tù đã gợi ra cảnh tượng của những người đang nhớ nhau trong ngàn trùng xa cách; chính sự thấu hiểu nỗi buồn vì nhớ quê nhà của người bạn mà thi sĩ tưởng tượng ra cảnh của người vợ nhớ chồng. Họ đang hướng về nhau, người vợ nơi quê nhà nghe được tiếng sáo, nỗi lòng nhớ thương của người chồng xa quê. Tiếng sáo là tiếng lòng, là cầu nối những người đang sống trong thương nhớ với nhau, hiểu nhau, nhớ nhau nhưng phải cách xa nhau.
Câu 7:
Nhận xét bản dịch thơ (2 câu cuối) có sát với bản gốc không? Gắn bài thơ vào hoàn cảnh ra đời để phân tích sức gợi và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ và từ đó cho biết em thích bản dịch thơ hay bản gốc hơn?
Nhận xét bản dịch thơ (2 câu cuối) có sát với bản gốc không? Gắn bài thơ vào hoàn cảnh ra đời để phân tích sức gợi và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ và từ đó cho biết em thích bản dịch thơ hay bản gốc hơn?
Lời giải của GV VietJack
– Bản dịch thơ (2 câu cuối) vô cùng đặc sắc: hàm súc, giàu sức gợi liên tưởng:
+ “Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi”: Bảy chữ gợi ra không gian xa cách và nỗi buồn, niềm cảm thương vô bờ đối với cảnh ngộ của bạn tù (hai vợ chồng nhớ thương nhau trong cách trở); Cụm từ “khôn xiết nỗi” giàu sức gợi hiển thị toàn bộ lên bề nổi của ngôn từ như “cảm thương vô hạn”.
+ “Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”: Vừa chuyển tải được ý ở bản gốc vừa gợi ra được tình, cảnh – hai người trong xa cách đang hướng về nhau, nhớ nhau, mong ngóng nhau trở về.
- Gắn bài thơ vào hoàn cảnh ra đời – khi tác giả đang bị giam trong tù ngục (Nhà tù của Tưởng Giới Thạch –Trung Quốc, 1942) để thấy sự đa nghĩa và sức gợi của bài thơ:
+ Cảnh ngộ “Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi” không chỉ của vợ chồng người bạn tù mà còn là cảnh ngộ của tác gia Hồ Chí Minh: xa nhà, xa nước muôn dặm, nhớ nước nhớ nhà khôn xiết, biết bao giờ mới được trở về, được tham gia vào sự nghiệp cứu nước đang dang dở... → Khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt.
+ Cảnh “Lên lầu ai đó ngóng trông nhau” có thể hiểu Hồ Chí Minh và những đồng chí, cộng sự của mình đang mong ngóng tin nhau, đang chờ nhau trở về để cùng thực hiện sự nghiệp cứu nước ở giai đoạn quan trọng nhất.
→ Thể hiện kín đáo, sâu sắc tấm lòng yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày, gian khổ.
– Học sinh thể hiện sự lựa chọn theo sở thích cá nhân và lí giải đôi nét về sự lựa chọn đó.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Tổng ôn Ngữ văn 12 Form (2025) ( 36.000₫ )
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh.
+ Chỉ ra sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
- Hệ thống ý:
+ Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn.
. Nhạy cảm, thấu hiểu nỗi lòng, đồng cảm với cảnh ngộ của người bạn tù
. Không than thở, không nói về cảnh ngộ của bản thân.
. Thể hiện khát vọng tự do, tinh thần yêu nước.
+ Kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
. Cổ điển: thể thơ; hình ảnh, ngôn từ hàm xúc, giàu sức gợi,...
. Tinh thần hiện đại: biến chuyển tinh tế (không tĩnh tại) trong cảm xúc, sự vận động của hình tượng thơ: nhớ quê – thê lương, sầu muộn – nhớ, hướng về nhau.
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Trình bày cảm nhận về tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ của Hồ Chí Minh; chỉ ra tinh thần cổ điển và hiện đại của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc độc đáo về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Nạn hữu xuy địch” (Bạn tù thổi sáo) của Hồ Chí Minh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – thi sĩ mang tấm lòng nhân hậu, trái tim đồng cảm và tinh thần yêu nước sâu sắc. Giữa chốn lao tù tăm tối, âm thanh sáo gợi nhớ quê hương đã lay động tâm hồn người tù, khơi dậy những cảm xúc lặng thầm, sâu lắng. Bác không chỉ cảm nhận nỗi sầu ly hương của người bạn tù, mà còn mở rộng tấm lòng đồng cảm với cả người thiếu phụ nơi quê nhà – “Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu”. Vẻ đẹp tâm hồn ấy chính là sự hòa quyện giữa tình yêu quê hương, lòng yêu người và sự tinh tế trong cảm xúc. Bài thơ còn kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại: cổ điển ở hình ảnh người chốn khuê phòng, nỗi sầu ly biệt, lối biểu đạt cô đọng; hiện đại ở tấm lòng nhân đạo, tư tưởng vượt khỏi bản thân để đồng cảm với tha nhân và tình cảm gắn bó với nhân dân. Qua đó, ta thấy một tâm hồn lớn: Hồ Chí Minh – người vừa là chiến sĩ cách mạng, vừa là nhà thơ giàu tình người và giàu chất nghệ sĩ.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Bạn tù thổi sáo” của Hồ Chí Minh.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh: nhà cách mạng vĩ đại, đồng thời là một nhà thơ lớn với tâm hồn tinh tế, nhân ái.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ “Bạn tù thổi sáo” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh qua cảm xúc lắng sâu, nhân văn và sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần hiện đại.
* Thân bài:
a. Hoàn cảnh sáng tác và khái quát nội dung
- Bài thơ nằm trong tập Nhật ký trong tù, được viết trong thời gian Bác bị giam giữ tại nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942–1943).
- Nội dung: từ việc bất chợt nghe tiếng sáo, Bác bộc lộ những cảm xúc trầm lắng, thương nhớ và đồng cảm sâu xa với nỗi sầu ly biệt của những người tha hương.
b. Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Hai câu đầu: Cảm xúc khơi dậy từ tiếng sáo
+ “Ngục trung hốt thính tư hương khúc”: Trong hoàn cảnh tù đày, Bác bất ngờ nghe thấy khúc nhạc quê hương.
→ Gợi mở không gian tĩnh lặng, tâm trạng nhạy cảm, sâu lắng của người tù.
+ “Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu”: âm thanh trở nên thê lương, tình điệu sầu muộn.
→ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của Bác với tâm trạng người thổi sáo; tiếng sáo như hóa thành tiếng lòng da diết.
- Hai câu sau: Cảm thông rộng mở và hình ảnh đậm chất cổ điển
+ “Thiên lý quan hà vô hạn cảm”: Gợi hình ảnh không gian rộng lớn, gắn với nỗi sầu ly biệt, niềm cảm thương vô hạn.
+ “Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu”: Gợi hình ảnh người vợ xa chồng, cô đơn nơi quê nhà.
→ Gợi liên tưởng đến những mô-típ thơ cổ phương Đông (người khuê phụ, lầu cao, xa cách), qua đó thể hiện chiều sâu nhân đạo và tầm nhìn vượt khỏi bản thân.
c. Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hàm súc, cô đọng, giàu chất nhạc.
- Thủ pháp đối, hình ảnh ước lệ cổ điển kết hợp cảm xúc hiện đại.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhân hậu.
d. Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ
- Một trái tim biết rung động trước cái đẹp của nghệ thuật (tiếng sáo).
- Một tâm hồn đồng cảm sâu sắc với những thân phận con người trong khổ đau, ly biệt.
- Một trí tuệ thâm trầm, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông – Tây, xưa – nay.
* Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: thể hiện tâm hồn lớn, vẻ đẹp nhân đạo và phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Chí Minh.
- Mở rộng: Bạn tù thổi sáo không chỉ là một bài thơ về nỗi sầu ly hương, mà còn là biểu hiện sinh động của tư tưởng nhân văn và chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bài văn tham khảo
“Bạn tù thổi sáo” là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh – tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đặc biệt khi Người bị giam cầm trong các nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Dù phải chịu đựng khổ ải về thể xác và tinh thần, Bác vẫn giữ cho mình một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, giàu lòng nhân ái. Qua bài thơ, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng mà còn khéo léo kết hợp giữa phong vị cổ điển với tinh thần hiện đại trong thi ca.
Mở đầu bài thơ là một khoảnh khắc bất ngờ và đầy cảm xúc:
“Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu.”
Trong không gian tĩnh lặng của nhà tù, tiếng sáo vọng đến như một khúc nhạc quê hương khơi gợi bao hoài niệm. Cảm xúc của Bác không chỉ dừng lại ở sự lắng nghe mà còn là sự rung động sâu sắc trước âm thanh của nỗi nhớ, của tâm hồn xa xứ. Âm thanh trở nên “thê lương”, điệu sáo “chuyển sầu” như hóa thành tiếng lòng, diễn tả nỗi u hoài, sầu muộn không chỉ của riêng người tù mà còn của biết bao kiếp người tha hương, chia xa.
Hai câu thơ sau mở ra một không gian rộng lớn và đầy liên tưởng:
“Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.”
Ở đây, tâm hồn Bác đã vượt khỏi bốn bức tường ngục tù, trải rộng theo tiếng sáo để cảm nhận nỗi đau của những người khác. Hình ảnh “người khuê phụ” – người vợ nơi quê nhà – bước lên lầu cao mong ngóng, là mô-típ quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông. Dù sử dụng hình ảnh mang đậm chất ước lệ cổ điển, Hồ Chí Minh không rơi vào sự sáo mòn mà ngược lại, ông đã làm mới nó bằng chiều sâu nhân văn và lòng cảm thông rộng lớn.
Bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách dùng hình ảnh ước lệ, giọng điệu trang nhã… đều cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của văn học trung đại. Tuy nhiên, điều hiện đại ở đây chính là cảm xúc chân thực, cách nhìn hướng về con người cụ thể, với những khổ đau hiện sinh, và nhất là khả năng thấu cảm vượt lên hoàn cảnh của chính mình để hướng về tha nhân.
Qua bài thơ “Bạn tù thổi sáo”, ta thấy được tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh: giàu cảm xúc, tinh tế trước cái đẹp, biết rung động trước tiếng sáo – tiếng lòng của người bạn tù. Đồng thời, đó còn là tâm hồn nhân đạo, luôn cảm thông với những kiếp người chịu khổ đau. Vượt lên cảnh tù ngục, tiếng thơ của Bác trở thành ánh sáng của lòng người, kết tinh tinh thần phương Đông truyền thống và chủ nghĩa nhân văn hiện đại.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.