(Ngữ liệu ngoài sgk) Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
13 người thi tuần này 4.6 13 lượt thi 9 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Đình Thi)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
1948-1955
(Nguyễn Đức Nam (Chủ biên), Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985)
Lời giải
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Dấu hiện nhận biết:
+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.
+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.
+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.
+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.
Lời giải
Ý nghĩa: Nó thể hiện sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân đến cái chung (ý thức cộng đồng), từ tình cảm riêng của nhà thơ đến tình yêu đất nước rộng lớn của nhân dân.
- Đại từ "tôi" là tiếng nói cá nhân, là những rung cảm riêng tư để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa thu quê hương.
- Đại từ "chúng ta" là tiếng nói tập thể, cho thấy nhà thơ đã hòa mình vào cộng đồng, thể hiện ý thức về trách nhiệm và tình yêu đối với đất nước…
Lời giải
- Từ “rì rầm” trong đoạn thơ có ý nghĩa miêu tả âm thanh của đêm đen, đặc biệt là tiếng đất rung lên. Từ này được sử dụng để mô tả tiếng đất đang rung lên trong đêm tối, giúp tạo ra một hình ảnh sống động và truyền đạt được sự chuyển động và sự sống động của đêm đen. Ngoài ra, từ “rì rầm” còn mang ý nghĩa của sự động đậy, sự xáo trộn, tạo ra cảm giác căng thẳng và hồi hộp cho người đọc.
- Sử dụng từ “rì rầm” là một trong những phương tiện tạo ra hình ảnh sống động và độc đáo trong đoạn thơ của tác giả. Từ này giúp tác giả truyền tải được một cảm giác sâu sắc của sự sống động và chuyển động của cảnh vật, tạo ra sự hiệu quả nghệ thuật trong bài thơ của ông.
Lời giải
Điệp ngữ: "của chúng ta" (hoặc “là của chúng ta”/ “đây là của chúng ta”)
Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho thơ
- Nhấn mạnh sự khẳng định ý thức về chủ quyền, đất nước là của nhân dân.
- Gợi sự gắn bó, thân thuộc giữa con người và đất nước; khơi dậy lòng tự hào dân tộc…
Lời giải
– Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ là: Nhân hóa
– Cảm xúc và tình cảm của tác giả đối với đất nước cũng được thể hiện qua từng câu thơ. Trong đó, mùa thu được miêu tả như một thời điểm đặc biệt, khác hẳn với những thời điểm khác. Sắc trời mùa thu trong xanh, gió thổi qua rừng tre phấp phới khiến lá cây rơi rụng như một màn khăn lụa phủ đầy cảnh sắc đất trời. Từng chi tiết nhỏ nhắn trong đoạn thơ đều mang lại cho người đọc cảm giác yêu thương và tự hào về quê hương mình.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.