Câu hỏi:
13/07/2025 73
ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Đình Thi)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
1948-1955
(Nguyễn Đức Nam (Chủ biên), Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985)
Xác định thể thơ của bài thơ Đất nước và dấu hiệu nhận biết của thể thơ đó.
ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Đình Thi)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
1948-1955
(Nguyễn Đức Nam (Chủ biên), Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985)
Câu hỏi trong đề: (Ngữ liệu ngoài sgk) Đất nước (Nguyễn Đình Thi) !!
Quảng cáo
Trả lời:
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Dấu hiện nhận biết:
+ Không giới hạn số câu, số chữ trong một dòng thơ.
+ Không bắt buộc theo khuôn mẫu vần điệu như lục bát hay thất ngôn bát cú.
+ Nhịp thơ linh hoạt, có thể thay đổi theo cảm xúc và ý tưởng của tác giả.
+ Nội dung thường thể hiện tư tưởng sâu sắc, cảm xúc mạnh mẽ, phù hợp với cách biểu đạt hiện đại.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó lại chuyển sang “chúng ta”. Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó lại chuyển sang “chúng ta”. Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
Ý nghĩa: Nó thể hiện sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân đến cái chung (ý thức cộng đồng), từ tình cảm riêng của nhà thơ đến tình yêu đất nước rộng lớn của nhân dân.
- Đại từ "tôi" là tiếng nói cá nhân, là những rung cảm riêng tư để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa thu quê hương.
- Đại từ "chúng ta" là tiếng nói tập thể, cho thấy nhà thơ đã hòa mình vào cộng đồng, thể hiện ý thức về trách nhiệm và tình yêu đối với đất nước…
Câu 3:
Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm” được in đậm trong bài.
Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm” được in đậm trong bài.
Lời giải của GV VietJack
- Từ “rì rầm” trong đoạn thơ có ý nghĩa miêu tả âm thanh của đêm đen, đặc biệt là tiếng đất rung lên. Từ này được sử dụng để mô tả tiếng đất đang rung lên trong đêm tối, giúp tạo ra một hình ảnh sống động và truyền đạt được sự chuyển động và sự sống động của đêm đen. Ngoài ra, từ “rì rầm” còn mang ý nghĩa của sự động đậy, sự xáo trộn, tạo ra cảm giác căng thẳng và hồi hộp cho người đọc.
- Sử dụng từ “rì rầm” là một trong những phương tiện tạo ra hình ảnh sống động và độc đáo trong đoạn thơ của tác giả. Từ này giúp tác giả truyền tải được một cảm giác sâu sắc của sự sống động và chuyển động của cảnh vật, tạo ra sự hiệu quả nghệ thuật trong bài thơ của ông.
Câu 4:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những dòng thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những dòng thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Lời giải của GV VietJack
Điệp ngữ: "của chúng ta" (hoặc “là của chúng ta”/ “đây là của chúng ta”)
Tác dụng:
- Tạo nhịp điệu cho thơ
- Nhấn mạnh sự khẳng định ý thức về chủ quyền, đất nước là của nhân dân.
- Gợi sự gắn bó, thân thuộc giữa con người và đất nước; khơi dậy lòng tự hào dân tộc…
Câu 5:
Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Lời giải của GV VietJack
– Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ là: Nhân hóa
– Cảm xúc và tình cảm của tác giả đối với đất nước cũng được thể hiện qua từng câu thơ. Trong đó, mùa thu được miêu tả như một thời điểm đặc biệt, khác hẳn với những thời điểm khác. Sắc trời mùa thu trong xanh, gió thổi qua rừng tre phấp phới khiến lá cây rơi rụng như một màn khăn lụa phủ đầy cảnh sắc đất trời. Từng chi tiết nhỏ nhắn trong đoạn thơ đều mang lại cho người đọc cảm giác yêu thương và tự hào về quê hương mình.
Câu 6:
Trong bài thơ, tác giả viết về những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước “Những buổi ngày xưa vọng nói về!” Điều đó gợi cho em có những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc?
Trong bài thơ, tác giả viết về những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước “Những buổi ngày xưa vọng nói về!” Điều đó gợi cho em có những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc?
Lời giải của GV VietJack
HS nêu được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc như:
- Kế thừa và phát huy truyền thống (tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết…), giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước.
- Không ngừng học hỏi và rèn luyện bản thân để xây dựng tương lai và cống hiến cho đất nước.
- Tham gia các hoạt động xã hội: Tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn, bảo vệ môi trường...
Câu 7:
Chỉ ra tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
Chỉ ra tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội: Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội: không khí mát trong, gió nhẹ thổi và phảng phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hương vị, "đồng hiện" cả thời gian và quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại và hình ảnh trong hoài niệm. Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinh của tất cả hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội. Thạch Lam từng viết về Cốm, món quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội:
Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ ... là thức dâng của cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ. (Hà Nội băm sáu phố phường).
=> Nguyễn Đình Thi đã đưa vào thơ những gì đặc trưng nhất của mùa thu Hà Nội. Điều đó chứng tỏ nhà thơ là người gắn bó sâu nặng, thiết tha với Hà Nội thấm thía xao xác khi ở xa trông về.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, móc xích…).
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
+ Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh đất nước qua khổ thơ thứ 2 của bài thơ Đất nước – Nguyễn Đình Thi.
- Hệ thống ý:
* Nội dung chủ đề: Hình ảnh đất nước qua mười dòng thơ đầu:
+ Chỉ ra được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu từ đó thấy được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống…
+ Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử: sự thay đổi của đất sau những năm tháng chiến tranh gian khổ…
+ Cảm xúc: vui, tự hào, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của nhà thơ và khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc…
* Đặc sắc về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả, so sánh, điệp ngữ... đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của đoạn thơ.
+ Thể thơ tự do, giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng…
+ NT liệt kê: trời xanh", "núi rừng", với những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông…
. Các tính từ: "xanh”, “thơm mát”, “bát ngát”, “đỏ nặng" là những nét vẽ, những gam màu tô đậm hình ảnh đất nước, bộc lộ tình yêu và tự hào về sự đổi thay của dất nước, niềm tin vào sự phát triển bền vững của đất nước…
+ NT điệp ngữ "đây là của chúng ta", "những" (cánh đồng, ngả đường, dòng sông) nhấn mạnh ý chí tự lập tự cường và tinh thần làm chủ đất nước của quân và dân ta.
…
- Phát triển đoạn văn logic, thuyết phục
+ Dẫn chứng từ bài thơ để minh chứng cho nhận định.
+ Thể hiện rõ suy nghĩ về về hình ảnh đất nước qua khổ thơ thứ 2 của bài thơ.
- Đảm bảo ngữ pháp, liên kết:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Sáng tạo
+ Cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đoạn văn tham khảo
Khổ thơ thứ hai của bài thơ “Đất nước” khắc họa hình ảnh một đất nước thanh bình, tươi đẹp và tràn đầy sức sống sau những năm tháng chiến tranh đau thương. Thiên nhiên hiện lên rạng rỡ với “rừng tre phấp phới”, “trời thu thay áo mới”, “trong biếc nói cười thiết tha” – những hình ảnh gợi cảm giác bình yên, ấm áp, chan hòa hạnh phúc. Đặc biệt, điệp ngữ “đây là của chúng ta” vang lên mạnh mẽ, thể hiện niềm tự hào và ý thức làm chủ non sông của dân tộc. Các hình ảnh “những cánh đồng thơm mát”, “những ngả đường bát ngát”, “những dòng sông đỏ nặng phù sa” được liệt kê dồn dập, cùng với những tính từ giàu sắc thái như “thơm mát”, “bát ngát”, “đỏ nặng”, đã vẽ nên bức tranh đất nước sinh động, rộng lớn và trù phú. Đó là lời ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tin sâu sắc của nhà thơ vào một tương lai tươi sáng, bền vững của dân tộc sau ngày toàn thắng.
Lời giải
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng
+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi: là một nghệ sĩ đa tài, góp mặt trong nhiều lĩnh vực như văn xuôi, thơ ca, phê bình… đặc biệt, ông có nhiều sáng tác thể hiện sâu sắc tình cảm với đất nước, dân tộc trong kháng chiến.
- Giới thiệu bài thơ “Đất nước” (1948–1955): là một bản anh hùng ca ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ để làm rõ hình ảnh đất nước vừa thơ mộng vừa bi tráng, qua đó thể hiện tình yêu nước nồng nàn và niềm tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc.
* Thân bài:
1. Cảm xúc về mùa thu và sự thay đổi của đất nước
- Mở đầu bài thơ là hồi tưởng về mùa thu xưa: “Sáng mát trong như sáng năm xưa / Gió thổi mùa thu hương cốm mới…” → cảm xúc bâng khuâng, hoài niệm về Hà Nội thanh bình trước ngày kháng chiến.
- Mùa thu xưa mang vẻ đẹp lặng lẽ, thấm đượm nỗi buồn chia xa: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
- Đối lập với mùa thu xưa là “mùa thu nay khác rồi” → mùa thu giữa núi rừng kháng chiến: sôi nổi, tươi sáng, đầy sức sống.
- Điệp ngữ “đây là của chúng ta” khẳng định quyền làm chủ, độc lập của dân tộc với “trời xanh”, “núi rừng”, “dòng sông”, “cánh đồng”…
2. Hình ảnh đất nước trong chiến tranh đau thương và kiên cường
- Hình ảnh đất nước trong kháng chiến: “cánh đồng chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”… → biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, những đau thương của nhân dân.
- Nỗi nhớ riêng hòa vào nỗi đau chung: “bồn chồn nhớ mắt người yêu” → cá nhân hóa cảm xúc để nói lên khát vọng sống và tình yêu quê hương.
- Từ đau thương bật lên sức mạnh: “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu / Đã bật lên những tiếng căm hờn”.
- Căm hờn biến thành hành động, thành khí thế đấu tranh không thể khuất phục: “Xiềng xích… không khóa được”, “Súng đạn… không bắn được / Lòng dân ta yêu nước thương nhà!”
3. Đất nước trong công cuộc kháng chiến và hy vọng tương lai
- Những người áo vải bình dị trở thành anh hùng dân tộc, chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.
- “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới / Lòng ta bát ngát ánh bình minh” → khẳng định khát vọng về một tương lai tươi sáng, đất nước đổi mới sau ngày chiến thắng.
- Kết thúc bài thơ với hình ảnh hào hùng: “Súng nổ rung trời giận dữ… Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” → đất nước hồi sinh từ máu lửa chiến tranh, biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do tạo âm hưởng linh hoạt, phù hợp với cảm xúc tự nhiên.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhiều lớp nghĩa (hình ảnh đối lập, tương phản, ẩn dụ sâu sắc).
- Sử dụng điệp ngữ, phép liệt kê, so sánh, tương phản tạo nhịp điệu hùng tráng, khơi gợi cảm xúc mạnh.
- Giọng thơ lúc thiết tha, xúc động, lúc hào hùng, dồn dập thể hiện rõ chiều sâu cảm xúc và tầm vóc tư tưởng của nhà thơ.
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung: “Đất nước” là bản anh hùng ca hùng tráng, vừa lãng mạn vừa bi tráng, ngợi ca vẻ đẹp của đất nước trong chiến tranh và hòa bình.
- Khẳng định giá trị nghệ thuật: Bài thơ kết tinh tài năng nghệ thuật và tâm huyết của Nguyễn Đình Thi – một nhà thơ – chiến sĩ luôn gắn bó với vận mệnh dân tộc.
- Mở rộng: Bài thơ tiếp tục nuôi dưỡng trong lòng người đọc hôm nay tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Bài văn tham khảo
Có lẽ không có một nhà thơ nào trên thế gian này, trở thành một nhà thơ chân chính mà lại không có một vần thơ, một bài thơ viết về đất nước, về quê hương. Bởi vì đất nước là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ muôn đời. Nhưng tình cảm đất nước ở mỗi con người lại hình thành theo một con đường riêng, mang nội dung màu sắc riêng và dựa trên những cảm nhận riêng.
Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ viết nhiều về đất nước. Nhưng có lẽ chưa ở đâu, trong thơ và trong văn của ông, cảm hứng về đất nước lại nổi bật, tập trung đặc sắc như ở bài thơ Đất nước.
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi được sáng tác từ năm 1948 đến năm 1955 mới hoàn thành, so với Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi ngắn hơn, thế mà Hoàng cầm sáng tác chỉ trong một đêm, còn Nguyễn Đình Thi đã viết trong bảy tám năm ròng rã. So sánh như vậy để thấy cảm hứng về đất nước của hai nhà thơ ngay ở mặt này đã có cái gì rất khác nhau:
Bên kia sông Đuống là cảm hứng tuôn tràn, Đất nước là tình cảm nung nấu: Những đêm dài hành quân nung nấu. Lần giở lại "tiền sử" của bài thơ và đọc kĩ phần thứ nhất Đất nước, ta càng thấy rõ đó là một tình cẩm nang nấu, nung nấu nỗi nhớ, nung nấu niềm vui, niềm tin yêu của người làm chủ.
Là một thanh niên sống và hoạt động ở Hà Nội, Nguyễn Đình Thi viết về đất nước, trước hết là viết về Hà Nội, thủ đô của đất nước, thủ đô của trái tim ông, Hà Nội với hương sắc xao động long lanh trong nắng gió mùa thu.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi,
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha...
Chẳng phải ngẫu nhiên chút nào khi nói đến đất nước là nói đến Hà Nội và nói đến Hà Nội lại nói đến mùa thu. Đất nước ta tươi đẹp bốn mùa nhưng đẹp nhất là vào mùa thu và có mùa thu ở đâu lại đẹp, lại "mát trong" hơn mùa thu Hà Nội? Nhất là mùa thu nơi đây lại từng điểm một cái mốc vàng son vào lịch sử - "Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình" giữa "Tháng Tám mùa thu xanh thẳm" (Tố Hữu). Cho nên, chẳng phải chờ đến bốn câu tuyệt tác, ngay từ những đồng đầu đã có cái gì xôn xao, xào xạc trong hồn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Đất nước gắn với nỗi nhớ, nỗi nhớ khởi từ mùa thu, mùa thu "đã xa" được gợi lại từ "mùa thu nay". Rõ ràng là có hai mùa thu như đang soi chiếu vào nhau làm cho mọi phía đều long lanh lấp lánh hơn lên trong tâm hồn thi sĩ. Cái cảm giác "mát trong" là chung, là muôn thuở đối với mọi mùa thu Việt Nam, mùa thu Hà Nội.
Cái riêng biệt cái "đã xa" đã "khó rồi" giữa hai mùa thu, còn lại là gì? Trong những ngày thu đã xa Hà Nội "mát trong" vẫn "mát trong" vẫn đẹp và thơ mộng. Nhưng đó là cái đẹp buồn. Phố xá vắng vẻ, xao xác, sân thềm đầy nắng, đầy lá vàng rơi. Gió heo may mang theo khí lạnh đầu mùa thổi dài theo những dãy phố cổ vắng người. Có một cái gì buồn, thật trang trọng trong thời khắc chuyển mùa, thời khắc chia xa.
Mùa thu nay vẫn "mát trong" như "sáng năm xưa" ấy nhưng cũng "đã khác rồi". Khác rồi bởi cái "Người ra đi đầu không ngoảnh lại" của "những ngày thu đã xa", giờ đây đã "đứng giữa núi đồi", đúng từ một tầm cao của chiến khu kháng chiến Việt Bắc để mà "nhớ' mà "nghe". Lòng người đã đổi nên ngọn gió cũng đổi, âm thanh cũng đổi, sắc hương cũng đổi:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Đó là cơn gió thổi, sắc áo mới, tiếng nói cười giữa một cuộc hồi sinh. Có một thay đổi nhỏ trong cách xưng hô ở trên là "tôi nhớ", "tôi đứng vui nghe". Đến đoạn thơ tiếp theo, đất trời mùa thu lại vang vọng tiếng "nói cười thiết tha" của "chúng ta".
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Nước chúng ta...
Mấy chữ "của chúng ta", "chúng ta" ấy vang lên thật rắn rỏi, kiêu hãnh tin yêu, "chúng ta" tự hào về "nước chúng ta" có chủ quyền, tự hào vì "nước chúng ta" giàu đẹp rộng lớn.
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...
Tự hào vì truyền thống "không bao giờ khuất" của cha ông mình:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ở trên, ta nghe một "tiếng nói cười thiết tha" vọng lên đâu đó giữa tầng trời "trong biếc", ơ đây trong những dòng khép lại phần thứ nhất bài thơ, ta lại nghe tiếng nói thiêng vọng lên từ lòng đất thiêng mà nhà thơ gọi là "tiếng đất". Như vậy, cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi trong phần thứ nhất của bài thơ là niềm vui của người làm chủ.
Đó là niềm vui, là nỗi nhớ vừa sâu lắng vừa náo nức trong lòng, một thứ nỗi niềm vọng trong tâm thức thành một thứ tiếng nói riêng, "tiếng thu" riêng, nghe mênh mang sâu thẳm: sâu thẳm giữa bầu trời, sâu thẳm trong lòng đất và sâu thẳm giữa hồn người đi kháng chiến.
Như trên đã nói, Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác từ năm 1948 đến 1955 mới hoàn thành. Phần thứ nhất được hoàn thành năm 1948 ("Sáng mát trong như sáng năm xưa"), ("Đêm mít tinh") phần thứ hai, được viết tiếp từ 1949 đến 1955.
Nguyễn Đình Thi hình như chờ cho lịch sử viết xong thiên sử thi của dân tộc mình, rồi mới theo đó mà viết nốt phần thứ hai này. Có lẽ vì vậy mà dù thiên về xây dựng những hình ảnh có tính biểu tượng khái quát, lời thơ vẫn âm vang những tiếng vọng của cuộc sống hào hùng của một đất nước chiến đấu và chiến thắng, ơ đó, có âm vang của phong trào phát động quần chúng trong cải cách ruộng đất:
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Có âm vang nhịp bước vào công - nông - binh "liên minh" kháng chiến:
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Nhưng nếu như những biểu tượng khái quát trên đây chỉ được xây dựng bằng cảm quan lịch sử, bằng sự kiện thì Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã không làm xôn xao lòng người đến thế. Rất nhiều những biểu tượng đã kết tinh từ những kĩ niệm riêng, từ chính quan sát, trải nghiệm của một nghệ sĩ từng sống lăn lộn trong kháng chiến. Cho nên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi có nhiều khổ, nhiều dòng lấp lánh cái chất sống của nhà thơ và của nhân dân.
Khi ông viết:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Thì ta hiểu đó là nỗi đau chung quyện vào những nỗi đau riêng, và nỗi đau ấy nung nấu thêm vì một nỗi nhớ xao xuyến chay lòng. Trong đó có kỉ niệm về một buổi chiều hành quân ở Bắc Giang: Nhìn lên đồi cao, dây thép gai đồn giặc hằn lên như cào cấu "đâm nát trời chiều".
Ráng chiều đỏ bầm lại, rãnh cày đồng quê như "chảy máu". Những chi tiết rất thực, rất sống sít ấy đã vào thơ và trở thành biểu tượng đau thương của đất nước trong kháng chiến chống Pháp. Đó không còn là hình ảnh của một thời mà là hình ảnh của mọi thời giặc giã, không còn là hình ảnh của một vùng quê Bắc Giang mà hiển thân của mọi vùng quê, mọi đất nước dưới gót giày quân xâm lược.
Những hình ảnh đau thương quặn lòng ấy sẽ còn "nung nấu" những "đêm dài hành quân" nhưng cũng từ miền đau thương sâu thẳm ấy, mọc lên những ngôi sao thương nhớ lấp lánh, thao thức bồn chồn. Đó là ánh mắt "người yêu" là nỗi nhớ bồn chồn và cũng chính là sự thôi thúc, là niềm tin.
Trong thơ Nguyễn Đình Thi, nỗi "nhớ mắt người yêu" như nhớ một ánh sao lấp lánh ấy thường trở đi trở lại nhiều lần (Trong Bài thơ viết cạnh đồn Tây: "Nhớ em đôi mắt hay cười", Trong Em bảo anh: "Tia lửa nơi ta bay lên cao - Trong mắt người yêu thành trời sao", trong Nhớ: "Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh - Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây"...)
Nhưng đặc biệt ở "Đất nước", "Mắt người yêu" gợi một nỗi nhớ lớn lao sâu thẳm, vượt lên trên cả tình yêu đôi lứa, vượt lên trên nỗi nhớ người yêu. Bởi thứ ánh sáng bất chợt bừng lên trong tâm hồn ấy có cả nỗi đau, nỗi nhớ, có cả buồn vui, cả tin yêu hy vọng, cả riêng và chung. Bài thơ khép lại bằng một cảnh tượng hào hùng, tráng lệ:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Cảnh tượng vĩ đại này cũng là một biểu tượng khái quát về sự lớn mạnh quật cường của đất nước từ trong đau thương gian khổ. Nhưng đó là một bức tranh sống động. Cảm hứng hiện thực lấy từ chiến thắng Điện Biên Phủ: Đoàn quân "áo vải", "đứng lên thành những anh hùng" phất cao cờ chiến thắng trên nóc hầm viên tướng bại trận Đờ Caxtơri chiều mùng 7 tháng 5 lịch sử.
Cảnh tượng đó đã được nhiều nhà quay phim, chụp ảnh ghi lại, nhưng hiếm có ở đâu gợi cho ta thật nhiều ấn tượng như ở đây, có cái gì rung chuyển như một cơn trở dạ vĩ đại của trời đất, của lịch sử. Trước mắt ta lồng lộng, chói lòa một "Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy..." Đó là cái "rũ bùn đứng dậy" của Phù Đổng Thiên Vương thời đánh Pháp.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ đặc sắc về đề tài này. Đặc sắc nhất là ở cảm hứng rất riêng về đất nước của ông: Một đất nước gắn liền với mùa thu, gắn liền với niềm vui nỗi nhớ của con người làm chủ, một đất nước thật đẹp ngay trong cảnh gian khổ đau thương. Chính nhà thơ đã từng viết:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần
(Nhớ)
Có lẽ vì vậy mà giữa bao nhiêu bài thơ hay về đất nước của bao nhiêu nhà thơ, người đọc vẫn không thể quên được những câu thơ tuyệt tác của ông về phố Hà Nội, về "Những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều" và về "Nước Việt Nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.