Câu hỏi:

13/07/2025 91

CHIỀU RƠI BÓNG MẸ

(Phú Sĩ)

Thương bóng mẹ ngày tàn năm tháng

Thân mỏi mòn mưa nắng vì con

Một đời gian khổ héo hon

Tình quê đất mẹ theo con đường đời

 

Hương dịu ngọt đôi dòng sữa mẹ

Dưỡng nuôi con khôn lớn một đời

Mẹ như sao sáng giữa trời

Soi con lối vắng sáng ngời đêm đen

 

Thương bao nỗi đắng cay còn nghẹn

Gió đông về rét mẹ ấm con

Nghĩa ân biết mấy cho tròn

Sắt son tình mẹ ngày con đáp đền

 

Ngược nẻo đời lênh đênh còn bước

Ngày trở về bến nước cuồn trôi

Mẹ giờ đã khuất xa xôi

Chạnh lòng tiếc nuối qua rồi con đâu

 

Trăm năm ấy bể dâu mang nặng

Ngấn lệ sầu thầm lặng tiễn đưa

Tiếng ru ngọt dịu ngày xưa

Giờ trôi theo gió theo mưa nghẹo ngào

 

Mong chi mãi bay cao ngày ấy

Phút giây này xao lãng nỗi đau

Hương tàn trong khói bay cao

Còn đâu bóng mẹ ngọt ngào đời con…

(Phú Sĩ, nguồn: https://thihuu.com/)

Xác định thể thơ của bài thơ Chiều rơi bóng mẹ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: song thất lục bát.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định chủ đề của bài thơ Chiều rơi bóng mẹ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Chủ đề của bài thơ là: Tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng và nỗi nhớ mẹ sâu sắc khi mẹ không còn bên cạnh.

Câu 3:

Ghi lại những từ láy khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ thứ nhất. Qua những từ ngữ đó, người mẹ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của người con?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Những từ láy khắc họa hình ảnh người mẹ trong khổ thơ thứ nhất: mỏi mòn, héo hon.

=> Người mẹ hiện lên thật vất vả, khó khăn và đặc biệt là vô cùng yêu thương con.

Mẹ chăm lo cho con đến mức “bóng mẹ ngày tàn năm tháng”, thân xác mỏi mòn, héo hon. Mẹ phải chịu biết bao nhiêu nắng mưa, khổ cự mới nuôi được đứa con lớn khôn “Thân mỏi mòn mưa nắng vì con”.

Câu 4:

Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau:

“Nghĩa ân biết mấy cho tròn

Sắt son tình mẹ ngày con đáp đền.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hai câu thơ này thể hiện sự biết ơn sâu sắc của con cái đối với tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ. Câu thơ “Nghĩa ân biết mấy cho tròn” nhấn mạnh sự trọn vẹn trong việc trả nghĩa ân tình mẹ. Đây là sự nhắc nhở về trách nhiệm đạo đức của mỗi người con trong việc báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục. “Sắt son tình mẹ ngày con đáp đền.” nói về sự sắt son trong tình cảm của mẹ dành cho con. Tình yêu của mẹ không chỉ bền bỉ, kiên định mà còn là động lực để con cố gắng báo đáp. Hai câu thơ như một lời nhắc nhở ý nghĩa về đạo làm con, luôn giữ gìn và trân trọng công ơn của mẹ.

Câu 5:

Trong hai câu thơ: “Mẹ như sao sáng giữa trời/ Soi con lối vắng sáng ngời đêm đen” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Biện pháp tu từ sử dụng: So sánh: "Mẹ như sao sáng giữa trời".

- Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh người mẹ cao cả, luôn tỏa sáng, dẫn lối cho con vượt qua những khó khăn, thử thách. Gợi lên tình yêu thương vô bờ bến và sự biết ơn của người con đối với mẹ. Qua đó, giúp câu thơ thêm sinh động hấp dẫn, gợi hình gợi cảm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Bài thơ “Chiều rơi bóng mẹ” của Phú Sĩ đã gửi đến em nhiều bài học ý nghĩa. Bài thơ nhắc nhở em trân trọng tình yêu thương và sự hy sinh thầm lặng của mẹ, người đã dành trọn cả cuộc đời vì con. Mẹ là ánh sáng soi đường, là chỗ dựa tinh thần vững chắc, nhưng đôi khi sự hiện diện của mẹ lại bị con vô tình lãng quên. Qua nỗi tiếc nuối khi mẹ không còn, bài thơ dạy em biết quý trọng những phút giây hiện tại và yêu thương mẹ khi còn có thể. Đồng thời, bài thơ cũng nhấn mạnh đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy ý thức đền đáp công ơn sinh thành. Cuối cùng, bài thơ gợi lên trách nhiệm của mỗi người con: sống tốt, tự lập để không phụ lòng mẹ. Những bài học ấy vừa giản dị, vừa sâu sắc, mãi khắc ghi trong lòng mỗi người.

Lời giải

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng

+ Viết đúng hình thức bài văn đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Đảm bảo dung lượng khoảng 600 chữ.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Chiều rơi bóng mẹ” của Phú Sĩ.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về chủ đề tình mẫu tử trong thơ ca Việt Nam – một đề tài muôn thuở, giàu cảm xúc.

- Dẫn vào bài thơ “Chiều rơi bóng mẹ” của Phú Sĩ – một thi phẩm nhẹ nhàng, sâu lắng, khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, giàu tình yêu thương, gợi nhiều xúc động trong lòng người đọc.

* Thân bài:

1. Khổ 1: Mẹ – biểu tượng của tảo tần và hy sinh

- Hình ảnh người mẹ hiện lên qua các từ ngữ: “thương bóng mẹ”, “thân mỏi mòn”, “mưa nắng vì con”.

- Cuộc đời mẹ là “gian khổ héo hon” – biểu tượng cho sự vất vả, nhọc nhằn vì con cái.

- Mẹ không chỉ là người nuôi nấng mà còn là hiện thân của quê hương, gắn bó máu thịt với “tình quê đất mẹ theo con đường đời”.

2. Khổ 2: Mẹ – nguồn sống dịu ngọt, ánh sáng soi đường

- Hình ảnh dòng sữa mẹ – biểu tượng của dưỡng nuôi, ân tình sâu nặng.

- Mẹ được ví như “sao sáng giữa trời” – ánh sáng dẫn lối, soi rọi, bảo bọc con trên hành trình đời.

- Cho thấy vai trò thiêng liêng của mẹ không chỉ về thể xác mà còn về tâm hồn, định hướng đạo đức.

3. Khổ 3: Tình mẹ ấm áp – dẫu gian khổ vẫn dành phần tốt cho con

- Mẹ chịu “đắng cay”, “rét”, nhưng luôn “ấm con” – biểu hiện tình thương bao dung, hy sinh thầm lặng.

- Niềm trăn trở của người con về “nghĩa ân biết mấy cho tròn” thể hiện tâm trạng hối tiếc, day dứt vì chưa thể báo đáp.

4. Khổ 4–6: Mất mẹ – nỗi đau và tiếc nuối khôn nguôi

- Hình ảnh mẹ đã khuất (“bóng mẹ”, “ngấn lệ tiễn đưa”) gợi nỗi mất mát đau lòng.

- Tiếng ru, hương mẹ, kỷ niệm xưa trở thành ký ức nhói lòng, trôi theo “gió”, “mưa”, “hương tàn trong khói”.

- Cảm xúc tiếc nuối và ân hận của người con trước sự vĩnh viễn của thời gian và sự chia lìa.

5. Nghệ thuật

- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy cảm xúc chân thành.

- Hình ảnh giản dị nhưng giàu sức gợi, sử dụng nhiều ẩn dụ: sao sáng, dòng sữa, bóng mẹ, khói hương, gió mưa...

- Sử dụng phép đối, điệp ngữ, các vần thơ êm dịu tạo nên âm hưởng ngậm ngùi, tha thiết.

* Kết bài:

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: “Chiều rơi bóng mẹ” là bản tình ca sâu lắng về tình mẫu tử, vừa thân quen vừa đau đáu.

- Gợi nhắc mỗi người con cần trân trọng, yêu thương mẹ khi còn có thể, bởi tình mẹ là thứ không gì thay thế được trong cuộc đời.

Bài văn tham khảo

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất trong đời sống con người. Trong kho tàng văn học Việt Nam, đã có biết bao vần thơ viết về người mẹ – hình ảnh biểu tượng cho sự hy sinh, yêu thương và bao dung vô điều kiện. Bài thơ “Chiều rơi bóng mẹ” của Phú Sĩ là một tiếng lòng tha thiết, một nỗi niềm thổn thức của người con dành cho mẹ, đặc biệt khi mẹ đã khuất bóng. Bằng những hình ảnh gần gũi, giàu cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa hình tượng người mẹ Việt Nam mộc mạc mà cao cả.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, hình ảnh người mẹ hiện lên với bao vất vả, nhọc nhằn trong suốt cuộc đời “Thương bóng mẹ ngày tàn năm tháng / Thân mỏi mòn mưa nắng vì con”. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “bóng mẹ” trong buổi chiều rơi như một ẩn dụ cho sự lặng lẽ, tảo tần của mẹ trong suốt tháng năm đời con. Mẹ là người đã hi sinh tất cả vì con, gánh chịu bao “gian khổ héo hon”, nhưng tình mẹ thì luôn đong đầy, theo con trên mọi nẻo đường đời, như “tình quê đất mẹ theo con đường đời”. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là cội nguồn tâm hồn, là quê hương trong mỗi bước chân con đi.

Sang khổ thơ thứ hai, mẹ được ví như “sao sáng giữa trời”, như “hương dịu ngọt đôi dòng sữa mẹ” – những hình ảnh biểu tượng cho sự sống, ánh sáng, sự dẫn đường. Tình mẹ không chỉ nuôi con lớn về thể xác mà còn sưởi ấm tâm hồn, soi sáng đạo lý, định hướng con người trong mọi bước đi giữa cuộc đời đầy đêm tối. Ngôn ngữ thơ giản dị, ngọt ngào như chính lời ru năm xưa mẹ đã ru con lớn lên qua từng giấc ngủ.

Khổ thơ thứ ba là một điểm nhấn cảm xúc đặc biệt. Mẹ hiện lên trong hình ảnh rét buốt nhưng vẫn “ấm con”, mang nặng sự hy sinh thầm lặng. Dù trải qua bao “đắng cay”, mẹ vẫn dành tất cả yêu thương cho con. Ở đây, tác giả không chỉ nói đến sự gian khổ mà còn thể hiện niềm day dứt của người con khi chưa thể đáp đền trọn vẹn ân tình ấy: “Nghĩa ân biết mấy cho tròn”.

Từ khổ thơ thứ tư trở đi, bài thơ mang màu sắc hoài niệm và tiếc nuối sâu sắc. Người con trở về, nhưng mẹ đã “khuất xa xôi”, chỉ còn lại “chạnh lòng tiếc nuối qua rồi con đâu”. Mất mẹ là mất đi điểm tựa lớn nhất trong đời, là nỗi đau không gì bù đắp. Những hình ảnh như “ngấn lệ sầu”, “tiếng ru”, “khói bay cao”, “gió mưa” gợi không gian linh thiêng nhưng cũng đầy xót xa. Cảm xúc của người con không chỉ là nỗi buồn ly biệt mà còn là lời tự trách, tiếc nuối khi chưa kịp đền đáp công ơn mẹ.

Với giọng thơ trầm lắng, êm dịu như một lời thì thầm trong buổi chiều tà, cùng những hình ảnh giàu sức gợi và ẩn dụ sâu sắc, Phú Sĩ đã viết nên một bản tình ca mẫu tử đầy xúc động. “Chiều rơi bóng mẹ” không chỉ là lời tri ân với người mẹ đã khuất, mà còn là lời nhắc nhở mỗi người con phải biết yêu thương, trân trọng mẹ khi còn có thể. Bởi tình mẹ – như sao sáng, như dòng sữa ngọt – là tình cảm vĩnh cửu, không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm mỗi con người.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP