Câu hỏi:

18/07/2025 19 Lưu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện yêu cầu ở dưới:

SÓI VÀ VOI

Ngày xửa ngày xưa có một anh Sói lười. Nhà cửa của anh, anh chẳng bao giờ quét dọn, sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống.

Một hôm, bác Voi đi qua, chẳng may đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói.

– Xin lỗi anh bạn! – Bác Voi nói với Sói – Tôi sẽ sửa ngay cho anh.

Bác Voi vốn là người giỏi giang, cái gì cũng biết và không sợ công việc. Bác liền lấy búa, đinh, sửa ngay mái nhà cho Sói. Mái nhà trở nên chắc chắn hơn trước…

– Ô hô! – Anh Sói bụng bảo dạ – Rõ ràng là lão ta sợ mình! Thoạt đầu đã phải xin lỗi, sau đó còn sửa lại cả mái nhà. Mình phải bắt lão ta làm cho mình một cái nhà mới mới được! Lão sợ, ắt phải nghe theo!

– Này, đứng lại! – Sói quát bảo Voi – Lão làm cái thói gì thế? Lão tưởng có thể bỏ đi một cách dễ dàng thế chắc? Làm đổ nhà người ta, đóng qua loa được mấy cái đinh rồi định chuồn à? Biết điều thì đi làm cho ta một cái nhà mới! Bằng không ta sẽ cho một bài học, đừng hòng mong thấy lại bà con thân thích! Nhanh lên!

Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả. Bác lẳng lặng quắp ngang bụng Sói ném xuống hố nước bẩn. Rồi đè bẹp dí nhà Sói.

– Này, nhà mới này! – Bác Voi nói rồi đi thẳng.

Tỉnh dậy, Sói ngạc nhiên tự hỏi:

– Mình thật không hiểu gì cả! Lúc đầu lão có vẻ sợ mình, đã xin lỗi tử tế, thế mà sau đó lại hành động thế này… Thật không sao hiểu nổi!

Nhìn thấy hết mọi chuyện, bác Quạ già trên cây nói vọng xuống:

– Chú mày ngu lắm! Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt.

    (Câu chuyện Sói và Voi – Truyện ngụ ngôn cho bé – TheGioiCoTich.Vn)

(1,0 điểm). Em hãy cho biết văn bản “Sói và Voi” thuộc thể loại truyện nào? được kể theo ngôi thứ mấy?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể loại: Truyện ngụ ngôn.

- Ngôi kể: Thứ ba.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 3:

(1,0 điểm). Phân tích công dụng của biện pháp nhân hóa trong câu: “Một hôm, bác Voi đi qua, chẳng may đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói.”

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Phép nhân hóa: bác Voi, đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà của anh Sói.

- Công dụng:

+ Biến các con vật (voi, sói) thành những nhân vật có hành vi, lời nói như con người, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Giúp người đọc dễ hiểu, dễ liên hệ với cuộc sống con người.

Câu 4:

(1,5 điểm). Câu nói của bác Quạ: “Chú mày ngu lắm! Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt!” đưa đến cho em bài học gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

HS rút ra được bài học cho bản thân qua câu chuyện, có thể là:

- Bài học từ câu nói của bác Quạ:

+ Không nên đánh đồng lịch sự, tử tế với sự yếu đuối, hèn nhát.

+ Người lịch sự là người có giáo dục, biết nhận lỗi, sửa sai, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sợ hãi hay nhu nhược.

+ Nếu ai đó lợi dụng lòng tốt của người khác, họ sẽ phải chịu hậu quả.

=> Bài học là hãy biết tôn trọng người khác, đừng kiêu căng, ảo tưởng sức mạnh, và cần có thái độ đúng mực khi người khác đối xử tốt với mình.

Câu 5:

(2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc nhận lỗi và sửa lỗi rút ra từ văn bản trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

* Hình thức: Đảm bảo yêu cầu đoạn văn, dung lượng khoảng 5 – 7 câu, chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

* Nội dung: Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc nhận lỗi và sửa lỗi rút ra từ văn bản.

Học sinh có thể diễn đạt các ý sau:

- Việc nhận lỗi và sửa lỗi là một phẩm chất cần thiết trong cuộc sống.

- Qua câu chuyện “Sói và Voi”, em nhận thấy bác Voi là người có trách nhiệm, biết xin lỗi và sửa lại mái nhà cho Sói dù chỉ vô tình làm hỏng. Thế nhưng, Sói lại không biết trân trọng điều đó, thậm chí còn lợi dụng để ra lệnh và đe dọa. Kết cục, Sói đã phải nhận hậu quả vì thái độ sai trái của mình.

- Câu chuyện dạy em rằng, biết nhận lỗi và sửa lỗi không khiến người ta yếu đuối, mà ngược lại thể hiện sự trưởng thành và có văn hóa. Mỗi người cần học cách dũng cảm đối diện với lỗi lầm để ngày một hoàn thiện bản thân.

- …

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: tự sự.

b. Xác định đúng nội dung của đề: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả).

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ nội dung câu chuyện:

- Xác định được nhân vật và sự kiện lịch sử có thật. Kể được sự việc chính có liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Thông tin chọn lọc, tin cậy, chính xác.

- Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm,…)

- Sắp xếp được các sự việc theo bố cục ba phần của bài văn tự sự:

* Mở bài: Giới thiệu được sự việc có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử (Nêu lí do hay hoàn cảnh em thu thập tư liệu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đó).

* Thân bài:

+ Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

+ Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

+ Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

+ Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

* Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhân vật, sự kiện lịch sử. Bài học, liên hệ bản thân.

d. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo.

Lời giải

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP