Câu hỏi:

18/07/2025 33 Lưu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

DẶN CON

(1) Con lớn lên, con ơi

Yêu đời và yêu người

Yêu tình yêu say đắm

Nghìn năm mặn muối đời.

 

(2) Yêu tạo vật thiên nhiên

Yêu tổ tiên đất nước

Yêu mộng đẹp nối liền

Tuổi trẻ, già sau trước.

 

(3) Lòng con rồi tha thiết

- Cha đoán chẳng sai đâu!

Cứ lòng cha cha biết

Yêu người đến khổ đau.

(4) Nhưng con ơi, cha dặn

Trong trái tim vô hạn

Dành riêng chỗ, con nghe

Cho chói ngời tình bạn.

 

(5) Lớn lên con sẽ rõ

Tình đó chẳng có nhiều

Lại càng nên chăm chút

Cho đời thêm phì nhiêu.

 

(6) Cha làm thơ dặn con

Mà cũng là tặng bạn

Ôi tình nghĩa vẹn tròn

Chẳng bao giờ nứt rạn.

 (Huy Cận, Hạt lại gieo, 1984, NXB Văn học)

(1,0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra đặc điểm về vần và nhịp trong khổ thơ (6).

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: 5 chữ.

- Bài thơ sử dụng vần chân, cách: con – tròn; bạn – rạn.

- Ngắt nhịp: 3/2.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

(1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (2).

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (2):

+ Điệp từ: yêu.

+ Liệt kê: tạo vật thiên nhiên, tổ tiên đất nước, mộng đẹp nối liền.

+ Tương phản: trẻ - già, sau - trước.

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giàu hình ảnh.

+ Nhấn mạnh, diễn tả sâu sắc tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người,…

(HS có thể chọn 01 trong 03 biện pháp tu từ, tác dụng của biện pháp tu từ đã chọn đối với đoạn thơ).

Câu 3:

(1,0 điểm). Chủ đề của bài thơ trên là gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Chủ đề của bài thơ:

+ Ca ngợi tình yêu thương của người cha dành cho con.

+ Lời dạy bảo của cha dành cho con sống biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia.

+ …

(HS trình bày hợp lí vẫn được chấp nhận)

Câu 4:

(1,0 điểm). Qua bài thơ trên, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Thông điệp của bài thơ:

+ Phải biết yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; trân trọng cuộc sống.

+ Phải sống tốt, biết chia sẻ, yêu thương, đồng cảm.

+ Biết yêu thương và trân trọng những lời dạy bảo của cha mẹ.

+ …
(HS trình bày thông điệp có ý nghĩa, hợp lí vẫn được chấp nhận)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn:

Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 8 - 10 dòng) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:

Xác định đúng nội dung đoạn văn: ghi lại cảm xúc về một khổ thơ em thích nhất trong bài thơ Dặn con của Huy Cận.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:

* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu nhan đề, tác giả, cảm xúc chung về bài thơ và khổ thơ trong bài thơ mà em yêu thích.

- Làm rõ cảm xúc bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong khổ thơ.

- Khẳng định lại cảm xúc và nêu suy nghĩ, bài học rút ra.

(HS có thể trình bày suy nghĩ khác, miễn có cách trình bày hợp lí đều được chấp nhận)

d. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo.

Lời giải

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: bài văn tự sự.

b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn tự sự:

* Mở bài:

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

* Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện:

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan.             

+ Dấu tích liên quan.

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:

+ Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện được dấu ấn cá nhân trong bài viết.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP