Câu hỏi:
12/07/2024 3,232Dẫn luồng khí oxi qua bình A chứa lượng dư than nung đỏ, thu được một chất khí X. Dẫn khí X vào bình B chứa hỗn hợp hai oxit Al2O3 và Fe2O3 nung nóng ở nhiệt độ thích hợp, thu được một chất khí Y và hỗn hợp chất rắn Z. Dẫn khí Y vào bình C đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa trắng. Cho chất rắn Z vào bình đựng dung dịch H2SO4 ( loãng, dư) thì thu được dung dịch T và không thấy có bọt khí thoát ra. Biết rằng dung dịch T không hòa tan được kim loại Fe.
Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
O2 + C dư 2CO
Khí X là CO
Khi cho CO qua Al2O3 và Fe2O3 chỉ có Fe2O3 bị CO khử
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2↑
Khí Y là CO2
Hỗn hợp rắn Z: Fe, Al2O3, có thể có Fe2O3 dư
Khí Y + Ca(OH)2 dư chỉ tạo ra muối trung hòa
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓trắng + H2O
Cho hỗn hợp Z vào H2SO4 loãng dư, không thấy có khí thoát ra => trong Z chắc chắn có Fe2O3 dư
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhúng một thanh đồng vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thanh đồng được lấy ra, đem rửa sạch, sấy khô cẩn thận và biết toàn bộ Ag tạo ra đều bám vào thanh đồng. Khối lượng thanh đồng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu?
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hóa trị II thì sử dụng không hết 0,5 mol HCl. Xác định tên kim loại hóa trị II.
Câu 3:
Cho biết những hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong thí nghiệm ( đường saccarozo và CuO, đun nóng) được mô phỏng qua hình vẽ:
a) CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
b) Bông từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
c) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
d) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục, sau đó trở nên trong suốt.
Viết phương trình hóa học xảy ra với mỗi hiện tượng quan sát được.
Câu 4:
Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh Zn ( lấy dư) vào dung dịch C, sau khi phản ứng kết thức thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định giá trị V và khối lượng kết tủa B.
Câu 5:
Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng hòa tan hoàn toàn vào 400 gam dung dịch CuSO4 2% để thu được dung dịch CuSO4 1M ( D = 1,1 g/ml).
Câu 6:
Bốn chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H6O, C2H4O2, C4H8O2 thực hiện được chuyển hóa sau:
C2H4 → C2H6O → C2H4O2 C4H8O2
a) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa trên và xác định công thức cấu tạo của bốn chất hữu cơ.
b) Trong số bốn chất hữu cơ trên, chất nào tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp? Chất nào tác dụng với kim loại Na ?
Câu 7:
Chu kì bán hủy của một chất phóng xạ là khoảng thời gian cần thiết để một nửa lượng chất đó bị phân rã. Chu kì bán hủy của triti là 12,3 năm. Mô hình sau cho thấy sự biến đổi của lượng triti theo thời gian
Hỏi lượng triti còn lại bao nhiêu mg sau 61,5 năm?
về câu hỏi!