Câu hỏi:

24/07/2025 8 Lưu

THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Nguyễn Khuyến - In trong Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr.17)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ để xác định thể thơ đó là gì?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Căn cứ: bài thơ có 8 câu thơ, mỗi câu 7 chữ.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tìm 3 hình ảnh trong bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa thu?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, mấy chùm hoa, tiếng ngỗng...

Câu 3:

 Các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ gợi lên cảm xúc gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ gợi lên cảm xúc: man mác buồn, cô đơn, hoài niệm.

Câu 4:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Biện pháp tu từ: So sánh (Nước biếc trông như tầng khói phủ)

- Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt của tác giả trở nên sinh động, hấp dẫn hơn…

+ Làm nổi bật vẻ thơ mộng, huyền ảo của cảnh sắc thiên nhiên; tạo cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của không gian.

Câu 5:

 Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai câu thơ cuối:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của tác giả: khi có cảm hứng định cầm bút sáng tác nhưng lại cảm thấy tự ti và thẹn thùng trước tài năng, dũng khí của Đào Tiềm – một nhà thơ lớn. Qua đó, nhà thơ bộc lộ sự khiêm tốn và nhạy cảm trước cảnh thu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

- Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

c. Triển khai nội dung bài văn tự sự

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một chuyến đi:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về chuyến đi.

- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

* Thân bài: Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định:

- Nêu mục đích, lí do em tham gia chuyến đi đó.

- Kể về sự chuẩn bị cho chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, chuẩn bị những gì...).

- Kể về quá trình diễn ra chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi.

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh để kể lại.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau chuyến đi.

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết đoạn văn, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi, có cách diễn đạt mới mẻ.

Lời giải

- Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, mấy chùm hoa, tiếng ngỗng...

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP